DocTruyenChu.Info

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Những Nhà Nơi Hẻm Nhỏ
Chương 24: 24: Một Cánh Hoa Rơi Một Bài Thơ


Năm tháng đại học.
Sau khi kỳ nghỉ tết kết thúc Trang Đồ Nam quay lại trường học và cùng ‘điên’ với các bạn của mình.
Nếu cậu nhớ rõ không sai thì chương trình học kỳ hai của năm nhất sẽ triển khai chung quanh “Thiết kế kiến trúc cơ sở”.

Những căn ngõ nhỏ trở thành không gian tham khảo và mọi người bắt đầu tiến hành thiết kế không gian cư trú loại nhỏ.
Sinh viên năm 1983 không có ai phải lên núi xuống làng, một đám sinh viên chưa trải sự đời hoàn toàn không thể hiểu được mối quan hệ giữa con người và không gian.

Bọn họ không biết làm sao có thể sử dụng cùng một không gian để phục vụ cho những người khác nhau.
Sau hai tiết học trên giảng đường giảng viên không nhịn được đá đám sinh viên này ra mấy con hẻm để bọn họ trải nghiệm thực tế về những con hẻm chật chội và không gian sinh hoạt nơi ấy.
Ngõ hẻm cổ xưa, trên tường của những căn nhà loang lổ rêu xanh.

Những con đường hẹp nhỏ, một bên là mấy chục cái vòi nước cùng một loạt bệ rửa.

Tầng 2 và 3 có cửa sổ mở rộng, những cây gậy hoặc dài hoặc ngắn vươn ra, trên đó treo đủ loại “quốc kỳ” nhiều màu sắc.

Cửa lớn của một căn nhà nhỏ được mở rộng, một người đàn ông chỉ mặc quần đùi bưng một cái chậu nhựa tắm rửa ngay trước cửa.

Nước bẩn theo khe đá chảy xuôi.
Trang Đồ Nam, Lý Giai và vài sinh viên khác ở cùng một tổ và được phân tới một con hẻm trong số đó.
Khu nhà này có ba tầng với mười mấy hộ gia đình.

Trong phòng bếp chung chen đầy nồi niêu xoong chảo, than nắm cùng bếp lò.

Trên con đường đi người ta tận dụng mọi không gian để bày mấy cái máy giặt.

Cầu thang xưa cũ dốc đứng, mỗi bước chân đi trên đó đều khiến nó run rẩy.

Tường gỗ mỏng như tờ giấy đủ để người ta nghe thấy hết những gì hàng xóm đang nói.
Trang Đồ Nam đứng trên gác xép quan sát chân thực cảnh sống của một nhà bảy người, ba thế hệ.
Thời gian quan sát trải nghiệm không dài, Trang Đồ Nam cuộn người trên sàn gỗ và nhanh chóng vẽ lại không gian cùng đồ đạc cậu nhìn thấy: Ông nội tuổi đã già gian nan leo cầu thang chênh vênh xuống lầu.


Cô con dâu thì thu quần áo đang treo trên gậy trúc ngoài cửa sổ vào nhà.

Đứa nhỏ thì ghé vào một tấm ván gỗ để làm bài tập.

Có người đang thúc giục người ở trong WC công cộng mau nhanh lên……
Cách vách truyền đến tiếng chơi mạt chược, vì tấm ván gỗ cách âm quá kém nên tiếng bước chân, tiếng đàm tiếu, tiếng đánh bài vang lên rõ mồn một.

Trang Đồ Nam vừa ký họa vừa cẩn thận lắng nghe những tiếng vang chung quanh, trong tiếng xoa bài xôn xao cậu đột nhiên nghe thấy tiếng rào rạt bên ngoài cửa sổ kính giống như trời đang mưa.
Trang Đồ Nam muốn nhìn cảnh mưa bên ngoài thế là xoay người đẩy cửa sổ nhỏ của gác xép.

Cùng lúc ấy khóe mắt cậu liếc tới cửa sổ bên phải cũng đồng thời mở ra thế là theo bản năng nhìn về phía ấy.
Lý Giai đang từ cửa sổ của phòng bên cạnh thò đầu ra nhìn về bên trái.
Ngoài cửa sổ có mưa phùn rơi xuống, mưa bụi nghiêng nghiêng đánh vào trên mặt.

Hai người đột nhiên thấy đối phương thì đều giật mình.

Trang Đồ Nam không kịp phản ứng lại nên nhìn thấy rõ vẻ kinh hoàng trên mặt Lý Giai cùng hạt mưa trong suốt đậu trên hàng mi của cô.
Lý Giai theo bản năng rũ mắt, hạt mưa theo động tác đó mà rơi xuống.

Cả người cô rụt về phía sau, cuốn sổ trong tay không cẩn thận đập vào thành cửa sổ và rơi ra ngoài.
Mấy hạt mưa trong suốt kia lặng lẽ đánh vào lòng Trang Đồ Nam vang lên những âm thanh vui sướng lại uyển chuyển.

(Truyện này của trang Rừng Hổ Phách) Trong nháy mắt cậu giống như quay về buổi liên hoan ở đầu cấp hai khi mới nghe được giai điệu của bản《Vũ khúc Ba Lan cung D trưởng 》.
Trang Đồ Nam lập tức chạy xuống lầu nhặt cuốn sổ kia và đưa cho Lý Giai lúc này cũng vừa chạy xuống.
Mặt đất hơi ướt nên cuốn sổ cũng bị thấm nước.

Trang Đồ Nam theo bản năng vuốt ve một chút muốn lau giọt nước trên sổ nhưng lúc ấy Lý Giai cũng duỗi tay đón lấy thế là trong lúc vô tình tay hai người chạm nhau.
Lúc này đúng vào tiết Giang Nam mưa dầm thế nên hạt mưa bụi mịn màng nghiêng nghiêng đậu trên mặt họ mang theo tươi mát triền miên.

Giảng viên nhìn thấy phác thảo của đám sinh viên thì lắc đầu sau đó cho mọi người nhìn cảnh tự sự của Trang Đồ Nam và nói, “Có mỗi bài này là hơi mon men tới gần một chút.”
Bản thân ông cũng mơ hồ có ấn tượng với cậu, “Tôi nhớ rõ em vốn xuất thân khoa văn rồi được điều tới khoa kiến trúc đúng không?”
Ông buông bản vẽ và hướng dẫn đám sinh viên “Không làm việc đàng hoàng”, “Kiến trúc là nghành học nghệ thuật, cần hiểu triết học, mỹ học, lịch sử.


Phải hiểu kiến trúc mà đám người văn xã xây dựng nên cho bản thân ấy.”
Giảng viên dùng ánh mắt gỗ mục không thể khắc thành hình mà nhìn đám sinh viên mê mang bên dưới, “Không gian là để sử dụng, nếu các em không hiểu thì đi đọc các tác phẩm văn học xem người ta miêu tả cuộc sống ở ngõ hẻm thế nào, hoặc đi xem phim ấy.”

Thứ năm hàng tuần luôn sẽ có một buổi thảo luận hoặc tọa đàm với nhiều hình thức và nội dung phong phú đa dạng.

Có thể là học hỏi kinh nghiệm hoặc tâm đắc từ sinh viên các khóa trước hoặc từ nghiên cứu sinh.

Hoặc bọn họ sẽ tham gia lao động để học các kỹ năng công nghiệp, nông nghiệp.

Cũng có lúc bọn họ sẽ ra ngoài vẽ vật, tham quan viện bảo tàng hoặc các công trình kiến trúc cổ hoặc học tập chính trị.
Vào mỗi buổi học chính trị hai vị đại thần là chủ nhiệm lớp và chỉ đạo viên sẽ đồng thời xuất hiện.
Chủ nhiệm lớp chọn lựa văn kiện hoặc tin tức để đọc hoặc trích dẫn sau đó để mọi người thảo luận.

Chỉ đạo viên thì thảo luận tổng kết tình huống sinh hoạt học tập của lớp hoặc các khoa.

Bọn họ như đối mặt với kẻ địch lớn mà phê bình những hành vi “không chính đáng” —— ví dụ như nữ sinh viên trộm trang điểm còn nam sinh thì ngủ dậy muộn gì gì đó.
Trong một buổi họp lớp sau thi giữa kỳ hai vị đại thần này có vẻ đã ngửi được gì đó thế là lập tức mời đàn anh đang làm nghiên cứu sinh của khoa tới chia sẻ vấn đề yêu đương.
Chủ nhiệm lớp bắt đầu bằng câu, “Yêu là trách nhiệm, là phải ở bên nhau một đời một kiếp.”
Phụ đạo viên thì vội phụ họa, “Sau khi tốt nghiệp đa số các bạn sẽ muốn được phân về quê nhà, những đoạn tình cảm không có kết quả thì đừng bắt đầu.”
Đàn anh hù dọa đám đàn em khóa sau, “Có những ví dụ nghiêm trọng như……”
Một đám sinh viên mới đều dựng lỗ tai chăm chú nghe “tình tiết nghiêm trọng khi yêu đương” thì chủ nhiệm lớp lại nhanh chóng kéo chủ đề về, “Chính là nghiêm trọng do làm trái nội quy yêu đương của trường.”
Chỉ đạo viên nói, “Quốc gia chi trả học phí và sinh hoạt phí, trợ cấp tiền cơm……”
Nghiên cứu sinh tràn đầy thấu hiểu nói, “Thức ăn của Đồng Tế đúng là tốt, tôi từng so với Phúc Đán và đại học giao thông rồi, đều tốt hơn.”
Dân lấy ăn làm đầu, huống chi một đám sinh viên ngồi đây đều là những đứa nhỏ còn đang tuổi ăn tuổi lớn thế nên ai cũng sôi nổi tán thành.

Mắt thấy đề tài lại bị chuyển tới thức ăn thế là chỉ đạo viên dốc hết công lực, ngoan cường tiếp tục công tác tư tưởng, “Quốc gia trợ cấp tiền cơm, mỗi tháng còn phát tiền trợ cấp sinh hoạt cho mọi người.

Quốc gia cung cấp điều kiện tốt như thế là để các em học tập thật tốt.”

Chủ nhiệm lớp giải quyết dứt khoát, “Yêu đương là vấn đề nghiêm trọng, một khi bị bắt sẽ ảnh hưởng rất lớn, thậm chí bỏ học bổng.

Nếu sự tình ác liệt sẽ ảnh hưởng tới điều động sau tốt nghiệp.”
Nghiên cứu sinh trầm mặc một chút mới nói, “Ngoài nội quy của trường học thì hiện thực cũng là một vấn đề lớn.

Lớp tôi trước kia cũng có mấy đôi nhưng trước khi tốt nghiệp đa phần đều chia tay.

Còn hai đôi trụ lại nhưng cũng chỉ kiên trì được một thời gian rồi không thể không chia tay.”
Nghiên cứu sinh tràn đầy cảm thán, “Không thể tu thành chính quả thì vẫn nên chôn tình cảm nơi đáy lòng thôi.”

Trang Đồ Nam là ủy viên tuyên truyền nên cứ cách ngày cậu sẽ tới văn phòng khoa lấy báo chí và thư từ của cả lớp rồi phân phát theo ký túc xá.
Thư từ của nam sinh thì sắp xếp theo số phòng rồi để ở ký túc, mọi người về ký túc lấy là được.

Còn thư từ của nữ sinh cậu sẽ phải đưa tới lớp cho mọi người lấy hoặc đưa tới dưới ký túc nữ và nhờ dì quản lý gọi lớp trưởng hoặc ủy viên tới lấy thư.
Dần dần từ thư tín cậu có thể phân biệt một chút.

Nếu người ta thoải mái vui vẻ lấy thư thì nhất định là thư nhà hoặc do bạn bè bình thường gửi.

Nếu ngẫu nhiên có một phong thư thật dày, người nhận lại đỏ mặt nhét ngay vào cặp thì hơn phân nửa chính là thư tình.

Nếu là thư người ta gấp gáp mở ra thì hơn nửa là hồi âm từ ban biên tập tạp chí hoặc bản thảo từ hội văn học.
Lý Giai thường xuyên nhận được những bức thư thật dày mà theo Trang Đồ Nam phán đoán thì đó chỉ có thể là thư nhà.
Vào học kỳ 1 cậu thường đưa thư của nữ sinh viên tới lớp phân phát.

Nhưng hiện tại cậu thường tới dưới ký túc xá nữ với hy vọng có thể “tình cờ gặp” Lý Giai.
Nhưng trường học lớn như thế nên có khi cậu sẽ gặp được, cũng có khi không.
Lòng người nhỏ như thế, nó chỉ chứa nổi một bóng hình, từ đầu tới cuối chỉ có một người.
Là vui mừng vô hạn, cũng là phiền muộn vô hạn.

Trong sân trường của đại học Đồng Tế có ánh mặt trời ấm áp và có cỏ cây ngát hương thơm.
Hoa ngọc lan nở rạng rỡ, trong đám sinh viên bắt đầu lưu hành việc học đàn ghi-ta, trong ký túc xá, trên bãi cỏ thường xuyên có người nhẹ nhàng gảy đàn, ngân nga hát.
Trang Đồ Nam đã thăm dò được thời gian đi học, tới nhà ăn và về ký túc xá của Lý Giai.

Cô luôn đi cùng với một nhóm bạn cùng phòng, kết bè kết đội, trong lúc ấy cơ hội hai người tình cờ gặp gỡ ngày càng nhiều.

Bọn họ là bạn học cùng lớp vì thế gật đầu chào hỏi hoặc nói vài câu cũng là bình thường.
Chủ nhiệm lớp và chỉ đạo viên cũng không phụ cảnh xuân mà tích cực đề cử những sinh viên ưu tú vào lớp cảm tình đảng.


Đồng thời họ nghiêm cấm trốn học cùng các hành vi thân thiết vượt giới hạn giữa nam và nữ.
Hai người kẻ xướng người họa, cực kỳ có quyết tâm và chấp hành nghiêm.

Có vài nam sinh viên trốn học tới Chu Trang đạp thanh bị bọn họ bắt được lập gương điển hình, bắt tự phản tỉnh và nêu tên kiểm điểm nhiều lần trước lớp.
Các tân sinh viên vẫn bị các giảng viên tra tấn vì thế bọn họ thường tụ ở một chỗ thảo luận bài.

Khoảng cách trong lúc ấy rất gần nhưng dưới cái nhìn chăm chú của chủ nhiệm lớp và chỉ đạo viên nên không ai dám vượt Lôi Trì một bước.

Sau tiết tự học buổi tối Trang Đồ Nam thường xuyên chạy hai vòng ở sân thể dục rồi mới về ký túc xá.
Gần sân thể dục có mấy bụi cây u ám, yên tĩnh, thi thoảng cậu sẽ thấy chỉ đạo viên hoặc cán bộ các lớp khác nhau mai phục ở gần đó giám thị xem có đôi nào lặng lẽ hẹn hò ở đây không.

Mà không chỉ có sân thể dục, phía sau thư viện, sau đại lễ đường……, bất kể một chỗ nào an tĩnh đều có bóng dáng của đám cán bộ lớp, một khi bắt gặp được đôi nào hẹn hò bọn họ sẽ không hề nể tình báo cáo với nhà trường.
Trên đường về ký túc xá có một bãi cỏ, thường xuyên có người ngồi đó đánh đàn ca hát.

Trang Đồ Nam cũng sẽ ngồi xuống nghỉ chân nghe trong chốc lát.
Gió xuân man mác lại dịu dàng, mùi hoa thơm khắp chốn, từng tốp sinh viên đi trên con đường trong sân trường nói cười.
Một cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa ngọc lan nhẹ nhàng uyển chuyển bay múa.
Một cánh hoa rơi, một bài thơ.

Gần như tối nào sau khi tắt đèn đều sẽ là thời gian vui vẻ của mọi người.

Bọn họ sẽ nói chuyện thỏa thích với nhau, kể cho nhau nghe những hiểu biết khắp nơi, trong đó tư tưởng của chủ nghĩa nhân đạo và đề tài nổi cộm là được hoan nghênh nhất.
Nội quy trường học nghiêm khắc, thủ đoạn quản lý cũng có hiệu quả vì thế chủ đề “tình yêu” chỉ có thể lánh nạn trong các tác phẩm điện ảnh, thơ ca, tiểu thuyết và được người ta ca tụng.

Những bài báo viết tay về “Tình yêu” được học sinh Nhất Trung truyền tay nhau đọc thì lên tới đại học lại trở thành một chủ đề cấm kỵ không được bàn tới.

Dưới nội quy nghiêm ngặt ấy thơ ca và âm nhạc trở thành con đường thể hiện tình cảm.
Ái mộ và khát vọng được biểu đạt nhuần nhuyễn trong những câu thơ.

Những bất đắc dĩ và ưu thương hàm súc cẩn thận vang lên trong lời ca tiếng hát.
Uyển chuyển lại quanh co, chân thành và tha thiết cháy bỏng.
 
------oOo------
 


Đọc truyện chữ Full