Edit: Hà Thu
Trước năm 5 tuổi Lý Vụ không có ký ức.
Cũng không thể nói là hoàn toàn không có, chỉ là rất mờ nhạt, rất mơ hồ, giống như tên của cậu, cách một làn sương mù dày đặc, ngay cả dáng vẻ của bố mẹ cũng đều lờ mờ hư ảo. Cậu ở trên bờ, còn bọn họ thì ở dưới đáy hồ, luôn bị ngăn cách bởi một lớp gợn sóng không chân thực.
Có lẽ là vì quá đau khổ, hoặc là quá lâu, sau khi cậu mất đi cả bố lẫn mẹ, tính lựa chọn trong đại não của cậu làm suy yếu đi đoạn thời gian này với hai người họ.
Cậu chỉ nhớ hôm đó, ông nội dặn cậu trông nhà thật tốt, sau đó liền đi một chuyến tới thị trấn.
Sắc mặt ông trông rất nặng nề, nỗi lòng chồng chất, giống như bầu trời đầy mây trước cơn mưa bão.
Sau khi ông nội đi, Lý Vụ liền ngồi xổm bên cạnh ao cá, nhìn một đàn cá con màu bạc nhỏ chạy tới chạy lui, cậu thò tay vào bắt lấy, dọa chúng sợ hãi, chúng lại nhanh chóng giải tán.
Sau đó trời đổ mưa, lá của cây lau sậy bị đánh tới mức kêu xào xạc. Cậu chạy nhanh về nhà, trên mặt giày bị bùn bắn đầy lên, đầu tóc cũng ướt sũng.
Đôi giày này được ba mẹ mang về trong dịp tết nguyên đán, đôi giày thể thao màu xanh, có chút to, cũng có chút cứng, đi vào đau chân, nhưng cậu vẫn yêu thích không nỡ rời tay. Ngày thường luôn cất cẩn thận trong gầm giường, thời tiết tốt mới dám đem ra chạy nhảy trên cánh đồng khô.
Thấy hôm nay trời quang mây tạnh, Lý Vụ mới lấy chúng ra ngoài.
Không ngờ lại gặp phải kiểu thời tiết ma quỷ biến ảo khó lường này.
Cậu vô cùng hối hận, vô cùng đau lòng, sợ ông nội mắng, mưa vừa ngớt, liền cố hết sức xách nửa thùng nước suối về, ngồi xổm trước cửa nhà vừa cố kìm nén nước mắt, vừa lấy xơ mướp đánh giày.
Cũng may đôi giày lại được giặt sạch đổi mới hoàn toàn, khôi phục lại hình dáng ban đầu. Cậu thở phào nhẹ nhõm, treo chúng lên cửa sổ trên cao.
Sắc trời dần tối.
Lý Vụ nấu mì ngô xong, hâm nóng trong nồi, muốn đợi ông nội về rồi cùng nhau ăn.
Lại thắp cây đèn cầy lên, không dám đóng cửa, sợ ông nội mắt mờ không nhìn rõ đường về nhà.
Cậu ngồi trên ngưỡng cửa, nhìn dãy núi tối tăm sâu hun hút ở phía xa, giống như biển đêm trôi giạt.
Chỉ chốc lát sau, cách đó không xa đột nhiên có mấy bóng người nhanh chóng chạy tới, lớn tiếng gọi tên của cậu.
Cậu bé gầy gò vội vàng đứng lên, hai mắt mở to, không biết phải làm gì.
Bọn họ đến gần, là mấy người đàn ông trong thôn, người duy nhất cậu quen là bác Trần.
Họ đẩy xe ba gác, bước đi nôn nóng, phía trên hình như có một người đang nằm.
Lý Vụ vội vội vàng chạy nhanh tới, nương theo ánh sáng trong đèn pin của bọn họ, cậu nhìn rõ người nằm trên xe, là ông nội của cậu.
Hai mắt ông nhắm chặt, như một cây cổ thụ mục nát khô héo, không còn sức sống.
Lý Vụ vừa kinh ngạc vừa sợ hãi, nước mắt ngay lập tức trào ra, lúng túng bám vào xe ba gác: “Ông nội cháu làm sao vậy…”
Bác Trần nhìn cậu, sắc mặt khó coi, muốn nói gì đó nhưng lại do dự.
Một người thành niên khác sốt ruột nói: “Chưa chết, chỉ là ngất đi thôi—— giường ở đâu vậy?”
Lý Vụ bối rối lau đi nước mắt trên mặt, dẫn bọn họ đi vào.
Bọn họ một người thì đỡ vai, một người thì nhấc chân, đặt ông nội lên trên giường trong nhà.
Đợi đắp xong chăn mỏng cho ông nội, bác Trần hơi ngồi xổm xuống, nhét cho Lý Vụ một chiếc túi ni lon có in logo của trạm y tế, bên trong chứa mấy loại hộp thuốc và lọ thuốc: “Nhớ đút cho ông nội cháu uống nhé.”
Ông ấy lần lượt lấy ra nói cho cậu biết cách uống như thế nào, Lý Vụ cắn chặt răng, ra sức gật đầu, ghi nhớ trong lòng.
Bác Trần giúp cậu lau đi vệt nước mắt còn sót lại trên khóe mắt, nhìn chằm chằm vào khuôn mặt non nớt của cậu, cuối cùng vẫn không nói lời nào.
Tối hôm đó, chú và cô cũng đến.
Cô ở trước nhà đau đớn khóc suốt một đêm, tưởng chừng như có thể xé ra một vết máu trong làn gió.
Lý Vụ cũng là từ trong miệng bọn họ biết được, ba mẹ ra ngoài làm việc đã gặp phải một vụ tai nạn xe nghiêm trọng, xe buýt lao vào khe núi, cả hai đều đã tử vong. Ông nội đi vào trong huyện chính là để nhận người, vì cảnh tang thương mà ngất xỉu ngay tại chỗ.
Lý Vụ 5 tuổi không có khái niệm rõ ràng về cái chết.
Cả một đêm, tâm thần cậu đều hoảng hốt, ngẩn ngơ, như khúc gỗ, cả người cuộn tròn thành một cục, ngồi canh bên đầu giường ông nội, như thể dán vào nhiệt độ duy nhất còn sót lại trên thế gian.
Người cô hết lần này đến lần khác khóc lóc với cậu: “Lý Vụ à, cháu trai à, làm sao đây… cháu không còn ba mẹ nữa rồi… cháu không còn ba mẹ nữa rồi…”
Cậu không được gặp mặt bọn họ lần cuối.
Đương nhiên, từ khi cậu hiểu chuyện trở đi, số lần mà cậu gặp họ rất ít. Đến ngày lễ tết, ba mẹ mới về nhà, ở hai ngày liền đi, cũng để lại một ít mì gạo, một ít quần áo và đồ chơi mới cũ khác nhau. Cậu có một chiếc xe ô tô nhựa màu đỏ đã chơi trong nhiều năm, chính là ba mẹ tặng cho cậu, cậu cất giấu bên cạnh gối, coi nó như báu vật, chạy đua với thời gian.
Một tuần sau, ba mẹ được chôn cất dưới hình thức tiết kiệm đến mức không thể tiết kiệm hơn được nữa, ngay cả bia mộ cũng đều được làm từ gỗ. Họ tên của hai người được viết cạnh nhau trên đó, nét chữ không qua bao lâu sẽ bị gió mưa làm mờ.
Mà khoản tiền chi trả bồi thường kia, không biết mất tích ở đâu.
Nhà của cô sửa thành nhà mới, rồi sinh con, lúc nào cũng nói trong nhà bận rộn không thể giải quyết, nhắm mắt làm ngơ hai ông cháu họ.
Ông nội lại vì đau buồn mà không thể gượng dậy nổi, sức khỏe càng ngày càng sa sút, lúc đầu còn có thể run rẩy cõng cháu trai vào trong rừng chọn cho mình một thanh gỗ để đi lại, nhưng sau này vì một lần té ngã ngoài ý muốn, ông nội hoàn toàn bại liệt trên giường, không thể nào tự chăm sóc bản thân được nữa.
Lý Vụ mới lên lớp 1 chỉ có thể tạm thời nghỉ học, lấy thân thể nhỏ bé, thay thế cây gậy gỗ kia, trở thành trụ cột của ông nội.
Mỗi ngày đợi ông nội đi ngủ, cậu sẽ thắp sáng một cây nến nhỏ mập mạp, ngồi trên chiếc ghế dài, lật giở một cuốn sách, học chữ, tính toán.
Đây là niềm vui hiếm hoi trong những ngày tối tăm không có ánh mặt trời của cậu.
Tận tâm tận lực chăm sóc ông nội mấy ngày, ông nội nhận ra điều gì đó bất thường, hỏi cậu tại sao lại không đi học nữa.
Lý Vụ dừng một chút, nói: “Ở nhà cũng có thể đọc sách được ạ.”
Ông nội nước mắt giàn giụa: “Đều là ông hại cháu, hại cháu không đi học được.”
Đôi môi Lý Vụ mím lại đến trắng bệch, mới không để cho nước mắt trào ra.
Từ đó về sau, Lý Vụ trở nên trầm lặng, trở nên kiên nhẫn, học được cách tự mình chịu đựng không nói ra ngoài. Quãng đời còn lại của ông nội chỉ có thể dựa vào cậu, cậu không thể chạy trốn hay ngã xuống trước được.
Bước ngoặt đầu tiên sau khi ba mẹ qua đời là trong thôn điều một vị cán bộ thôn họ Nghiêm đến, ông ấy cực kì coi trọng giáo dục lạc hậu của địa phương, quyết tâm động viên mỗi hộ gia đình cho con em đi học. Tiếc rằng núi xa đất hẹp, trong dân chúng rất ít người nhìn xa trông rộng, mục đích sinh con phần lớn chỉ vì giúp đỡ gia đình kiếm tiền.
Sau khi nghe về biến cố mà gia đình Lý Minh Hà gặp phải, ông đã đến chỗ đó thăm hỏi, đề nghị giúp đỡ.
Lý Vụ một lòng tìm tòi học hỏi đã trở thành người thụ hưởng chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước.
Học kỳ hai của lớp một, Lý Vụ trở lại trường học.
Để tiện cho cậu bé học tập, ông Nghiêm đã đặc biệt tự bỏ tiền ra thuê một thợ điện, lắp đặt một chiếc đèn cho nhà cậu, lách cách một cái, ánh sáng ấm áp tràn ngập căn phòng, Lý Vụ không còn phải thắp nến đọc sách vào ban đêm nữa.
Sau khi bố mẹ qua đời, lần đầu tiên Lý Vụ nở nụ cười hở răng, cười tới mức trong mắt rưng rưng, đốm sáng nhấp nháy.
Từ tiểu học đến trung học cơ sở, trong mấy năm này, ngoại trừ ngày nghỉ đi khám cùng ông nội ra, mỗi ngày Lý Vụ đều mặc kệ gió mưa, đi sớm về muộn trên con đường núi gồ ghề mấy tiếng đồng hồ, chỉ vì đến huyện để học.
Bốn mùa luân hồi, nắng gắt xen kẽ bão tuyết, lòng bàn tay và lòng bàn chân của người thiếu niên mọc đầy vết chai, nhưng cậu lại vô cùng hạnh phúc, chưa từng thốt ra một tiếng đau hay một tiếng khổ nào.
Sau khi thi vào cấp ba, chủ nhiệm Nghiêm, người từ đầu đến cuối luôn rất quan tâm đến hai ông cháu họ lại đến nhà một chuyến, thề son sắt với Lý Minh Hà: “Lão Lý, ông đừng lo lắng, tôi đang cố gắng tìm một nhà tài trợ cho cháu trai của ông đây, thành tích của cậu ấy tốt như vậy, nhất định có thể thi đậu đại học, nhất định phải thi đậu học, nhất định có thể trở thành trụ cột của đất nước!”
Chỉ vài ngày sau, vị cán bộ cơ sở này đã thực hiện lời hứa của mình.
Hôm đó là một ngày nóng bức, nắng chói chang như đổ lửa, cho dù là núi non xanh um tùm, cũng bốc lên hơi nóng như thiêu đốt.
Lúc đó, Lý Vụ đang ngồi trước cửa giặt quần áo cho ông nội, nhìn ba người từ trên đường núi phía xa đi tới, bác Nghiêm là người dẫn đầu, theo sau là một nam một nữ, người đàn ông đầu đội mũ lưỡi trai, người phụ nữ thì che ô, đều giống như những viên ngọc bích, phát sáng từ xa, trắng sáng đến mức giống như là không nên xuất hiện ở đây, ngôi làng nhỏ trên núi mộc mạc và tầm thường này.
Chủ nghiệm Nghiêm liên tục quay đầu lại bắt chuyện với bọn họ, mỉm cười không ngừng, thậm chí còn có chút nịnh bợ.
Lý Vụ đoán đây chính là nhà tài trợ mà bác đã từng nhắc với ông nội. Thấp thỏm, tủi nhục, xấu hổ và nhiều cảm xúc khác ập đến trong lòng, thiếu niên mặt đỏ tai nóng, vội vàng vắt quần áo, đổ sạch nước trong chậu đi, mang về nhà, trốn vào phòng ông nội.
Cậu lo lắng không yên, trên trán chảy ra một tầng mồ hôi mỏng, nếu không phải ông nội đã ngủ say, sợ rằng đã sớm đi tới đi lui rồi.
Cậu trốn trong cửa, nghe thấy một giọng nam trong trẻo hỏi bác Nghiêm: “Thằng bé kia đâu rồi?”
Bác Nghiêm dùng tiếng bản địa gọi người: “Lão Lý – cháu trai ông đâu rồi?”
Tim Lý Vụ đập loạn xạ, không biết phải làm sao, sợ ông nội bị đánh thức, Lý Vụ quyết định tự mình đối mặt, cậu kéo phẳng vạt áo, cắn chặt răng, cẩn thận dè dặt mở ra một khe cửa.
Cánh cửa rất cũ kỹ, quanh năm không sửa, phát ra tiếng kêu cót két.
Vành tai Lý Vụ nóng lên, hốt hoảng ngước mắt.
Ánh mắt đầu tiên đụng phải người phụ nữ trẻ tuổi trong đó, cô đứng gần cửa nhất, nước da trắng nõn, ánh mắt kiêu ngạo mà lạnh lùng, giống như đóa mộc lan trên cành cao.
Sống trong nhung lụa, trong giây phút đâu tiên Lý Vụ chỉ có thể nghĩ đến từ này.
Khoảnh khắc tiếp theo khi bốn mắt chạm nhau, ánh mắt mà người phụ nữ nhìn cậu dần trở nên mạnh mẽ hơn, biến thành một sự phán xét từ trên cao nhìn xuống.
Lý Vụ ngày càng bất an, vội dời ánh mắt, kéo cửa ra, rồi bước ra ngoài.
Ba người nhất thời đều đồng loạt nhìn chằm chằm vào cậu, Lý Vụ cúi đầu rũ mắt, da đầu có chút tê dại, không dám nhìn thẳng vào.
“Là cậu ấy sao?” Người đàn ông bỏ mũ ra, quạt chút gió.
Bác Nghiêm gật đầu: “Đúng đúng.” Bác ấy háo hức chỉ vào từng người — lần lượt giới thiệu: ” Lý Vụ, đây là anh Ngô, đây là chị Sầm. Hai người họ đặc biệt từ thành phố Nghi đến đây, thấy tình huống của cháu, rất muốn tài trợ cho cháu.”
Ấn đường của Lý Vụ cau lại, rụt rè câu nệ mà mở lời chào.
Người đàn ông cười, trêu ghẹo nói: “Từ lúc tới đây, đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng phổ thông thuần túy như vậy.”
“Tất nhiên.” Lời nói của Nghiêm Xương Thịnh tràn đầy tự hào: “Cậu nhóc này từ trước tới nay luôn chăm chỉ học hành mà.”
Người đàn ông lấy ra một gói khăn giấy, rút một tờ đưa cho Lý Vụ, giọng điệu thân thiết: “Lau một chút đi, đầu đầy mồ hôi rồi kìa.”
Lý Vụ không nhúc nhích.
Nghiêm Xương Thịnh thúc giục: “Nhận đi chứ, mau cảm ơn anh trai lớn này đi.”
Lý Vụ lúng túng nói lời cảm ơn, nhanh chóng lau mặt sạch sẽ, nhẹ nhàng vo tròn tờ giấy đó trong tay.
Người đàn ông lại lấy ra một tờ đưa cho người phụ nữ bên cạnh: “Em có lau không?”
Người phụ nữ không nhúc nhích, giống như còn mang theo chút nóng nảy, từ trong kẽ răng ép ra ba chữ: “Không cần.”
Người đàn ông cười an ủi: “Mũi toát mồ hôi kìa, sắp trôi lớp trang điểm rồi đó.”
Người phụ nữ vẫn không nể tình, người đàn ông đành phải từ bỏ, tự lau cho mình.
Nghiêm Xương Thịnh cười mời bọn họ ngồi xuống, người phụ nữ lúc đầu không muốn, nhưng cuối cùng vẫn không thắng được sự thuyết phục của chồng mình, đành phải ngồi xuống.
Lý Vụ nhanh chóng quét mắt nhìn qua bọn họ, lấy hai cái bát, đi vào trong một căn phòng khác, định múc hai bát nước suối trong lu ra.
Cậu vốn trực tiếp múc lên, nhưng lại nhớ tới dáng vẻ xoi mói của người phụ nữ, liền cẩn thận rửa lại bát hai lần, mới đổ nước vào, bưng lên rồi đưa qua.
Người đàn ông tao nhã lịch sự, vừa nói vừa cười với Nghiêm Xương Thịnh.
Người phụ nữ ngồi ngay ngắn ở đó, vẻ mặt chán nản, thậm chí có chút thiếu kiên nhẫn. Trái tim của Lý Vụ cũng vì thế mà căng thẳng theo, đôi môi mỏng khẽ mím lại, cẩn thận đặt bát nước xuống trước mặt cô, chỉ sợ sẽ bắ.n ra một giọt.
Lý Vụ có thể cảm nhận được cô đang đánh giá cậu, không có mục đích, nhưng cũng đủ áp bức.
Lưng cậu giống như bị kim chích, ngay cả thở mạnh cũng không dám, đợi đứng thẳng người lên rồi, lồng ngực mới nhẹ nhàng phập phồng kéo dài một chút.
Người phụ nữ nói lời cảm ơn, nhưng từ đầu đến cuối đều không động vào bát nước đó, hai tay vẫn luôn khép lại đặt trên đầu gối, ngay cả góc áo cũng sợ đụng trúng chiếc bàn, như thể cả căn phòng đều là vi khuẩn gây chết người, bao gồm cả cậu.
Lý Vụ đứng bên cạnh bàn, không biết làm sao, nhưng vẫn phải cố hết sức duy trì sắc mặt cùng tư thái, vì suy cho cùng người muốn cầu xin giúp đỡ vẫn là cậu.
Biểu hiện bình tĩnh của cậu giành được thiện cảm của bọn họ, ít nhất người đàn ông kia có ấn tượng không tệ về cậu. Sau khi ký hợp đồng xong, còn muốn kéo cậu cùng chụp chung một tấm ảnh.
Lý Vụ căn bản không thích chụp ảnh.
Trong nhà một tấm ảnh cũng không có.
Nhưng cậu vẫn ngoan ngoãn đứng giữa bọn họ.
Chủ nghiệm Nghiêm khuyến khích họ nở một nụ cười, nhưng Lý Vụ hoàn toàn không thể cười nổi.
Đã rất lâu rồi, nụ cười đối với cậu mà nói đã trở thành một một biểu cảm khá xa xỉ. Khi gian khổ trở thành bản năng, nó sẽ nặng nề đè lên khóe môi, niêm phong tất cả niềm vui lại.
Cặp vợ chồng này không ở lại lâu, trước khi rời đi, Lý Vụ khom lưng cúi đầu, thật lòng thật dạ nói lời cảm ơn.
Tiễn hai người kia đi xong, chủ nghiệm Nghiêm lại quay về nhà, đem hợp đồng đưa cho cậu xem, bảo cậu nhớ kỹ tên và cách thức liên lạc của ân nhân.
Hai người họ đã tài trợ cho cậu tiếp tục học tập, cậu nhất định sẽ khắc ghi bọn họ ở trong lòng, cảm ơn công đức.
Bởi vì học tập là hy vọng và lối thoát duy nhất của cậu.
Cậu tin chắc rằng mình có thể trở nên xuất sắc, mang theo ông nội ra khỏi núi, sống một cuộc sống tốt đẹp, sau đó mua xe lăn cho ông nội, để cho ông có điều kiện chữa bệnh tốt nhất.
Nhưng Lý Vụ lại không đợi được đến ngày này.
Vừa mới lên lớp 11, ông nội liền ra đi, đi rất đột ngột, yên lặng không một tiếng động. Hôm đó là cuối tuần, Lý Vụ đút cơm tối cho ông ăn xong, đỡ ông nằm xuống, lại tự mình ăn xong rửa bát quay lại, ông nội đã nhắm mắt ngủ say, nhưng gọi thế nào cũng không tỉnh lại.
Lý Vụ đứng bên giường chết lặng một hồi lâu.
Nửa tiếng sau, cậu không thể không chấp nhận sự thật, bi thương ngập tràn trong người cậu, cậu nằm sấp trên người người ông nội, cực kỳ kìm nén mà khóc nức nở.
Nhờ có số tiền dư dả từ nhà tài trợ, Lý Vụ có thể dựng một tấm bia đàng hoàng hơn nhiều so với của ba mẹ cho ông nội.
Trong rừng yên tĩnh, chỉ có tiếng chim hót líu lo, Lý Vụ mặt không biểu cảm ngồi ở trước mộ, nghĩ đi nghĩ lại những lời dặn dò của ông nội trước khi lâm chung.
Trước khi đi ông lão giống như có dự cảm, câu nói cuối cùng nói với cậu là mỉm cười: “Mau đi làm bài tập đi, đừng lo cho ông nữa.”
Lý Vụ nhanh chóng trả lời lại: “Làm sao có thể mặc kệ ông được chứ.”
Cậu vốn muốn cõng ông vào thị trấn.
Nhưng cuối cùng vẫn không lo được, không có cách nào thực hiện được.
Trái tim thiếu niên tan nát, bờ môi run rẩy hồi lâu, một chiếc lá khô chậm rãi rơi xuống trước mặt cậu, giây phút này toàn thân cậu lạnh lẽo, nếm ra được ý nghĩa thật sự của sự mất mát.
Từ nay về sau, cậu không có nhà, trên đời này cũng không còn người thân, chẳng còn ai có thể trở thành mục tiêu để cậu phấn đấu, dũng cảm tiến lên nữa.
Lý Vụ không gánh vác nổi nữa, cong nửa thân trên lên, giống như một cây cung bị mất đi mũi tên không có nơi nào để phát lực, dùng lòng bàn tay lau mặt qua loa, trong gió lạnh của mùa thu bi thương khóc lớn.
Sau khi ông nội mất, Lý Vụ nản lòng chuyển đến nhà cô ở.
Cậu đã sớm đoán trước được người đàn bà ích kỷ này sẽ chán ghét cậu như thế nào, nhưng cậu không muốn phụ lòng tốt của trưởng thôn Nghiêm.
Cho dù loại đối đãi này càng ngày càng mãnh liệt, nhưng chỉ cần còn có thể học tập, vẫn muốn theo đuổi một thứ gì đó, cậu vẫn có thể nén giận mà tiếp tục kiên trì.
Vào một buổi tối, cậu đang tưới rau ngoài đồng, cô nhai một quả táo, tay chống eo, nói hời hợt: “Tao gọi cho chú của mày rồi, bảo ông ấy tìm cho mày một công việc ở Bàng Thành. Mày đừng đi học nữa, không có ý nghĩa gì mà lại còn phí tiền bạc, nơi này của chúng ta có bao nhiêu đứa trẻ dựa vào đi học mà có tiền đồ đâu? Dù sao tao sống đến tận bây giờ rồi cũng chưa thấy một đứa nào cả.”
Lý Vụ khó hiểu: “Tại sao không cho cháu đi học?”
Cô nói: “Tại sao cái gì, mày không biết xấu hổ à? Ngày nào cũng ăn không uống không ở nhà tao sao?”
Lý Vụ đặt thùng nước xuống, nước bắn ra ngoài, thấm vào mũi giày, cậu cũng không có cảm giác gì, chỉ chất vấn: “Cháu không giúp cô làm việc sao? Tiền trợ cấp của cháu không phải cũng đưa cho cô sao?”
Người cô cầm cây gậy lên làm bộ đánh cậu: “Số tiền này là để tao hầu hạ cho loại cháu trai xui xẻo mày đấy, không phải là để cho mày nhàn hạ đọc sách cả một ngày trời đâu! Không có chúng tao, mày sớm đã không có gì ăn rồi!”
Đêm hôm đó, Lý Vụ trằn trọc, đấu tranh dữ dội giữa lý tưởng và hiện thực. Đến nửa đêm, khó khăn lắm mới ngủ được, cậu mơ một giấc mơ, trong mơ ông nội mặt đối mặt nói chuyện với cậu, bảo cậu chịu khó học tập, không được bỏ cuộc. Khuôn mặt ông tiều tụy, nhưng ánh mắt lại vô cùng kiên định.
Sáng sớm hôm sau, Lý Vụ đến văn phòng ủy ban của thôn để nhờ giúp đỡ, không ngờ bác Nghiêm lại đi lên thị trấn huyện họp, phải mấy ngày sau mới có thể quay về.
Lòng Lý Vụ nóng như lửa đốt, giống như một con thú bị dồn vào đường cùng, đứng trước cửa thôn mờ mịt bồi hồi.
Đột nhiên, có hai cái tên hiện lên trong đầu cậu, cậu giật mình trong giây lát, tìm được lối thoát, vội vàng giữ chặt một người đàn ông đi ngang qua, giống như nắm lấy một khúc gỗ trôi dạt, hỏi mượn điện thoại của anh ta.
Người đàn ông liếc nhìn cậu vài lần, đồng ý.
Lý Vụ bấm gọi dãy số kia, sau khi bên đó nghe máy, nghe giọng nói là anh Ngô, nhưng thái độ của anh ta lại hoàn toàn khác với hơn một năm trước.
Sau khi giải thích lý do qua điện thoại, sự hòa nhã dễ gần của người đàn ông hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại sự từ chối lạnh lùng.
Anh ta nói rằng anh ta vẫn đang làm việc, đồng thời đưa cho cậu một phương thức liên lạc mới, kêu cậu xin sự giúp đỡ từ người vợ sớm đã ly thân của mình.
Sau khi cúp điện thoại, trái tim của Lý Vụ như chìm xuống đáy vực, nói hết lời với chủ nhân của chiếc điện thoại, đối phương cuối cũng cũng đồng ý cho cậu thêm hai phút nữa.
Lý Vụ hít một hơi thật sâu, lấy lại tinh thần, vội vàng bấm gọi số điện thoại mới này.
Đối phương nhận nhanh ngoài dự đoán, nhưng thái độ lại cực kỳ cáu kỉnh, một giọng nữ bén nhọn gần như lập tức bùng nổ bên tai: “Không phải đã nói với cậu là không cần đến nữa sao—”
Lý Vụ hoảng sợ, nhất thời không dám nói chuyện.
Quai hàm của cậu cứng đơ trong một giây, cổ họng khẽ nhúc nhích, thận trọng hỏi: “Xin hỏi là chị Sầm Căng phải không?”
Giọng điệu của người phụ nữ lập tức lắng xuống, nhàn nhạt nói: “Đúng vậy, cậu là ai?”
“Tôi... ” Lý Vụ hơi hé miệng, nhưng lại không tiếp tục phát ra âm thanh. Mấy giây sau, cậu không còn do dự sợ hãi nữa, nắm chặt bàn tay đang buông thõng bên người thành nắm đấm, mạnh mẽ nói ra họ tên: “Tôi là Lý Vụ.”
Con người trên đời này, làm sao có thể chịu đựng và sống cho qua ngày như vậy.
Từ ngày đó trở đi, cho dù có cô đơn lẻ bóng đứng một mình, cho dù con đường phía trước gập ghềnh đầy chông gai, cậu, Lý Vụ, thề sẽ nắm chắc vận mệnh của mình trong tay, không bao giờ bỏ cuộc, đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi.
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Ngắm Bắn Hồ Điệp
Chương 82: Phiên ngoại 1
Chương 82: Phiên ngoại 1