Từ năm Tưởng Thành Húc 15 tuổi, anh luôn mong cha mình chết đi.
Không có tình cảm cha con, cũng không có trách nhiệm với gia đình, tất cả những gì cha anh còn lưu lại trong ký ức chỉ là một kẻ nát rượu, đánh đập vợ con.
Có khi uống rượu về, ông ta mặt mày đỏ au, quăng một túi đầy tiền lên mặt bàn, huênh hoang rằng mình tài giỏi. Cũng có khi ông ta về nhà, không nói lời nào liền lôi mẹ anh vào giày vò, mặc kệ cửa không khoá, giống như một kẻ súc sinh không có liêm sỉ.
Trong số các bạn cùng trang lứa, Tưởng Thành Húc có thể là đứa trẻ đầu tiên hoàn toàn giác ngộ về giới tính, so với lời giải thích của giáo viên trong tiết sinh học ở trường thì anh có những trải nghiệm trực quan hơn, giường chiếu lộn xộn, đôi dép hoen ố, căn phòng nồng nặc mùi rượu... Tất cả những thứ nhơ nhớp này đã in sâu vào tâm trí anh, không thể nào xoá mờ.
Anh ghê tởm những thứ này, và anh ghê tởm chính cha mình. Đôi khi ranh giới giữa thiện và ác bị xoá nhoà, làm anh cảm giác phát ốm.
Anh cố ý mặc quần áo sạch sẽ tươm tất để xoá đi mùi rượu nồng nặc, rèn luyện cách ăn nói lịch sự, không thô lỗ khi ăn cơm với họ hàng, người lớn thấy anh thì chọc rằng đàn ông nên biết uống chút rượu, anh luôn nhã nhặn từ chối.
Anh sẽ không bao giờ cho phép mình trở nên giống cha mình.
Vì không chịu nghe lời, anh bị cha tát mấy cái, mắng anh làm mất mặt nhà họ Tưởng, không nể mặt người lớn.
Lúc đó anh thầm nghĩ: Tại sao người này còn chưa chết, một tên cặn bã như vậy mà chết thì tốt biết mấy.
Sau khi Tưởng Thành Húc 15 tuổi, một nửa ước nguyện của anh đã thành hiện thực — cha anh say rượu và đâm chết một người.
Gia đình anh mất rất nhiều tiền để bồi thường, người ta nói rằng cha anh sẽ phải ngồi tù nhiều năm.
Mẹ anh chỉ qua một đêm già đi rất nhiều, từ sáng đến tối nước mắt chảy dài trên mặt, anh không hiểu, đây chẳng phải sự giải thoát cho bà sao?
Sau này anh mới hiểu, đây không phải giải thoát, đây chính là địa ngục.
Những người bạn từng uống rượu với cha anh lần lượt đến đòi nợ, tất cả người thân đều từ chối gặp mặt mẹ anh, và trong trường bắt đầu lan truyền tin đồn rằng anh là con trai của một kẻ giết người.
Anh dường như không có tên.
Trong lớp học, trên sân chơi, trong nhà vệ sinh, mọi người xung quanh luôn xì xào bàn tán, miêu tả sinh động quá trình cha anh đâm chết người, như thể chính mắt họ chứng kiến, còn nói con dao dài bao nhiêu, máu b ắn ra bao nhiêu. Bọn họ còn nói phải tránh xa Tưởng Thành Húc, không biết chừng sẽ có ngày anh mang hung khí vào trường chém nguời.
Anh căm phẫn.
Anh luôn cố gắng trở thành một người hoàn toàn khác cha mình, sao có thể trở thành một tên tồi tệ như ông ta.
Vì quá căm phẫn, anh đã dùng nắm đấm bịt miệng đối phương, Từ Thiếu Dương chính là một trong số đó.
Khi anh đang dạy cho Từ Thiếu Dương một bài học thì có một cô gái lao đến kéo anh ra. Cô là uỷ viên kỷ luật của lớp cậu ta. Trong mắt nhiều thiếu niên, cô chính là một ánh trăng sáng, thông minh, tốt bụng và ngoan ngoãn. Nhưng trong mắt anh, sự chính nghĩa và cương trực của cô chỉ khiến anh chán ghét.
Vì đánh nhau, sau đó cả hai bị gọi lên phòng hiệu trưởng. Cả ba người bị bắt viết bản kiểm điểm.
Mẹ anh vì sự việc của cha anh mà sức khỏe gần đây rất kém, không muốn thêm gánh nặng cho mẹ, anh qua loa viết bản kiểm điểm, tìm cách giả chữ ký rồi đem nộp.
Chủ nhiệm khoa đi vắng nên anh trực tiếp đặt bản kiểm điểm lên bàn, vô tình nhìn thấy bản kiểm điểm mà cô đưa nộp trước đó. So với lời chiếu lệ của anh, bản kiểm điểm của cô là một bài luận văn hùng hồn, không chỉ miêu tả chi tiết quá trình cô cứu Từ Thiếu Dương như thế nào, cô còn lập luận có cơ sở cho rằng cô chỉ đang giúp đỡ kẻ yếu, đánh nhau cũng là tự vệ chính đáng, tóm lại là cô không nhận lỗi, dù có phải bị mời phụ huynh thì cũng khăng khăng cho rằng mình làm đúng.
Anh nhìn tờ kiểm điểm của cô, hừ lạnh một tiếng, sau đó xé nát bản kiểm điểm của mình, ném vào thùng rác rồi rời khỏi văn phòng.
Thích làm sứ giả chính nghĩa sao, anh muốn xem cô có thật sự đại diện cho chính nghĩa thật hay không.
Đi ra ngoài phòng học, anh nghe thấy cô ở bên trong nói: "Lúc đó tôi không thể nhắm mắt làm ngơ được, cục gạch ở ngay tay anh ta, lỡ anh ta vơ lấy nện vào đầu nạn nhân thì sao."
Các học sinh bên cạnh đều đồng thanh nói với cô: "Đúng vậy, cô nói rất đúng, tại sao lại bắt cô viết bản kiểm điểm, thật sự là không công bằng."
"Cha anh ta là kẻ sát nhân, anh ta thì ở trường học đánh người. Yên Yên nói đúng. Cô ấy không làm sai cái gì, không cần nhận lỗi."
"Cũng may lần này anh ta bị ngăn lại, nếu như Từ Thiếu Dương thật sự bị đánh chết thì sao?"
"Ừ, nghe nói khuynh hướng bạo lực cũng bị di truyền đó."
...
Khoảnh khắc ấy, anh như con chuột nhắt chui vào ống cống, còn cô là thiên sứ, toả ánh hào quang chính nghĩa rạng ngời, trở thành nữ anh hùng đánh bại ác nhân.
Anh ghét cô.
Anh căm ghét cô.
Anh đứng bên ngoài, ủ rũ nhìn chằm chằm vào cô gái trông như vầng trăng sáng, lấy điện thoại di động ra, chụp ảnh cô từ ngoài cửa sổ, về đến nhà in ra, mặt sau viết hai chữ: chết đi!
Những ngày sau đó, anh sống trong bạo lực và giận dữ.
Anh hận cha mình đã giết người để rồi phải vào tù, hận người thân tàn nhẫn, hận những người đòi nợ thuê, hận những người hàng xóm buôn chuyện, hận trường học, hận bạn cùng lớp, hận thế giới này, và hận nhất chính là cô.
Phụ huynh của những học sinh bị anh đánh trước đó lần lượt tìm đến trường, lo lắng cho sự an toàn của con mình, không thể chấp nhận việc con mình học cùng trường với con của kẻ sát nhân.
Mẹ anh đã được gọi đến trường, bà phải hạ mình xin lỗi những phụ huynh kia.
Vào lúc đó, cuối cùng anh cũng nhận ra sự tức giận của mình bất lực đến mức nào.
Đêm đến, cậu thiếu niên 15 tuổi rúc trong chăn, khóc như một đứa trẻ.
Thế giới của anh là bóng tối, là vũng lầy mà anh có cố gắng thế nào cũng không thoát ra được. Tuyệt vọng bao trùm, anh nghĩ, đã không nhìn thấy hi vọng thì chết đi cũng được.
Nhưng anh vẫn căm hận.
Anh thậm chí còn có suy nghĩ cực đoan: nếu họ muốn thấy anh thành tên sát nhân thì anh sẽ cho họ được toại nguyện.
Sự tức giận khiến anh mất lý trí, lòng căm thù thôi thúc anh phạm tội. Anh thậm chí còn cố ý sưu tập phim về những tên tội phạm, anh tự diễn tập quá trình trong đầu, và nạn nhân mục tiêu của anh chính là Nghê Yên.
—— 2005. 10. 27, quá nhiều người ở gần, không có cơ hội xuống tay
—— 2005. 1 2. 7, tất cả là do cô ta, tôi muốn cô ta sống không bằng chết
—— 2005. 11. 29, lúc nào cũng tỏ ra dáng vẻ vô tội, thật muốn giết
...
Hàng trăm bức ảnh, tất cả đều là Nghê Yên. Anh theo dõi cô suốt ba tháng, nắm rõ từng sở thích lẫn thói quen của cô.
Anh trở thành một kẻ bi3n thái, một tên tội phạm tâm thần.
Mặt khác, vì bị phụ huynh liên tục gây áp lực nên cô giáo đã khéo léo bày tỏ mong anh ngừng học một thời gian.
Kể từ khi cha anh gặp tai nạn, anh không thể học hành gì cả, ở lại trường học cũng vô ích, về nhà vẫn tốt hơn.
Người cảnh sát đã bắt bố anh đến tận nhà khuyên mẹ anh cho anh chuyển trường, có người ở xóm đến thăm nói muốn tư vấn tâm lý cho anh để anh không lầm đường lạc lối. Những người này có một loạt biện pháp hỗ trợ, có thể là vì mục đích tốt, có thể là để hoàn thành công việc, bất kể mục đích là gì, đối với anh, trong mắt bọn họ anh chỉ là con của tên sát nhân.
Anh đau đớn và bối rối, giống như bị mắc kẹt trong đầm lầy, bao phủ bởi bùn bẩn, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chìm xuống.
Ngày hôm sau, anh vẫn theo đuôi cô như thường lệ, có lẽ vì đã quen, có lẽ vì còn hận, cũng có thể vì không phải đi học nên anh háo hức làm một việc gì đó để khoả lấp thời gian.
Từ cổng trường đến bến xe buýt, bên đường có học sinh đánh nhau, anh lần đầu tiên nhìn thấy cô xen vào việc của người khác, liền ngăn cản học sinh bắt nạt kia, miệng vẫn ác ý như mọi khii: "Đánh người có ích gì? Chó cắn người ngoài đường còn lợi hại hơn, có bản lĩnh thì thử đánh nhau với chó đi."
Anh đứng cách đó không xa, cảm giác cô đang mắng cả anh.
Giống như một con súc vật.
Bất chợt anh nhận ra, anh đang trở thành loại người mà anh ghét nhất.
Chẳng lẽ, những tội lỗi kia thật sự đã khắc sâu vào trong gen của anh, cả đời này anh vĩnh viễn không thể thoát khỏi?
...
Anh không đi theo cô nữa.
Những hận thù ấy bỗng chốc trống rỗng, từ đó anh ru rú trong nhà, không muốn ra ngoài, không muốn gặp gỡ ai, cũng không muốn mở miệng nói chuyện.
Bác sĩ tâm lý nói bệnh trầm cảm của anh rất nặng, nhưng bản thân anh không cảm thấy như vậy. Anh cũng không cảm thấy chán nản, chỉ là không nhìn thấy hy vọng, anh chỉ muốn kết thúc cuộc sống.
Cuối năm đó, mẹ anh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, cán bộ đoàn thể, phóng viên báo chí, giáo viên trong trường đến gặp gia đình nói sẽ quyên góp tiền chữa bệnh.
Người thân cũng nghe tin, mang đến 1.000 nhân dân tệ, nói rằng đó là tâm ý của họ.
Anh cười mỉa mai. Người cha nghiện rượu của anh ít nhất đã dấm dúi mấy chục nghìn cho những người thân này, hiện tại đối phương chỉ đưa đến một nghìn tệ với thái độ như ban ơn.
Sau khi người thân rời đi, giáo viên trong trường cũng gửi tiền quyên góp, phần lớn quyên góp theo đơn vị lớp, số tiền lớn hơn sẽ lập danh sách riêng, trong đó người quyên góp nhiều nhất là Nghê Yên, một mình cô đã quyên góp 13.000 tệ.
Đó là tất cả số tiền cô giành dụm, bao gồm tiền lì xì từ hồi nhỏ, tiền thưởng thi cử của bố mẹ và tiền tiêu vặt.
Anh không biết khi quyên góp tiền cô có tâm trạng gì, anh vừa kinh ngạc vừa khó hiểu, thậm chí còn rất muốn gặp cô.
Lại đến trường, lại trốn ở cổng trường theo dõi tung tích của cô, nhưng lần này cô được người nhà lái xe đến đón nên anh không gặp được cô.
Hai cô gái bước ra khỏi trường, nói về chuyện Nghê Yên lần này quyên góp nhiều nhất:
"Những người khác quyên góp 20 hay 50 tệ, nhưng cô ta quyên góp hơn 10.000 tệ, đúng là khoe mẽ."
"Còn không phải sao, cô ta thường thích thể hiện khả năng của mình trước mặt giáo viên bằng các báo cáo nhỏ mỗi ngày."
"Chỉ vì nghĩ mình là uỷ viên quỷ luật nên cô ta xem mình là quan toà sao."
Thật ra anh cũng từng nghĩ như vậy, nhưng không biết vì lý do gì mà ngày hôm đó anh lại mua hai hộp nước dừa yêu thích của cô, sau đó hất tung tóe lên đầu và mặt hai cô gái đang nói xấu cô.
Sau lần đó, anh ở lại với mẹ trong bệnh viện và không bao giờ đến trường nhìn lén cô nữa.
Tháng 4 năm kế tiếp, thủ tục chuyển trường cuối cùng cũng hoàn tất, mẹ anh cũng được chuyển đến thành phố khác để tiếp tục điều trị.
Anh đến trường, chờ để nhìn thấy cô, khi thấy cô đi tới cùng hai người bạn, anh đưa điện thoại lên chụp một tấm cuối cùng, xem như hoàn tất nghi thức chia tay cô tại đây.
Cô lướt qua anh, khi ánh mắt sượt qua nhau, trong mắt cô không một gợn sóng.
Ngay lúc đó, anh kết luận rằng cô quyên góp chỉ vì biết mẹ của một học sinh bị ốm chứ không liên quan gì đến anh.
Sau khi về nhà, anh in bức ảnh ra và viết ở mặt sau:
—— 2006. 4. 15, sắp chuyển trường, bức ảnh cuối cùng trước khi đi, nhưng hình như cô ấy không nhớ tôi.
Sau đó, Tưởng Thành Húc đổi tên thành Lâm Thành Húc và nhập học ở một ngôi trường mới.
Một năm sau, mẹ anh qua đời vì bạo bệnh.
Sau đó, anh phải vật lộn để trèo ra khỏi vũng bùn.
Chuyện này không suôn sẻ, chỉ vừa leo ra được một chút lại ngã xuống, khi đau đớn, anh sẽ mua mấy quyển sách kiểu "chicken soup" để tự an ủi mình - "Tội lỗi giống như trọng lực. Leo lên quá khó, ngã xuống quá đơn giản."
Anh bắt đầu tìm cách thực hành
Kiềm chế căm phẫn, kiềm chế hận thù, kiềm chế d*c vọng. Anh phải giữ bản thân mình không rơi vào vòng xoáy tiêu cực.
...
Ở tuổi mười bảy, mười tám, thể chất của anh ngày càng phát triển như một người đàn ông trưởng thành, h@m muốn thể xác thường xuyên khiến anh mất tự chủ trong giấc mơ, rõ ràng đã ba năm không gặp, nhưng cô luôn ở trong từng giấc mơ của anh.
Ở trong mộng, anh làm cô khóc, làm cô nhận sai, nói rằng cô sẽ không bao giờ khinh thường anh nữa. Cũng ở trong mộng, anh cuối cùng phải tự viết bản kiểm điểm vì đã làm cô khóc.
Khi tỉnh dậy, anh cảm thấy mình thật ngu ngốc.
Nhưng anh không thể kiểm soát những giấc mơ
Những giấc mơ đó giống như một tấm gương, cho thấy khía cạnh tăm tối nhất của anh, những h@m muốn đê hèn, trẻ con, ngu ngốc nhưng chân thực.
Đôi khi anh cũng sẽ tự hỏi, liệu có phải tâm trạng dị dạng này đã chuyển biến thành tình yêu hay không?
Nhưng anh nhanh chóng tự mình phủ nhận
Mơ thấy cô có thể không phải vì yêu, mà có lẽ vì cô đã biến thành một biểu tượng, một biểu tượng trong chính cuộc đời anh. Cô chiếm giữ những năm tháng trưởng thành quan trọng nhất của anh, trở thành một phần tính cách và suy nghĩ của anh.
Cho nên, dù không quen biết anh nhưng cô rất quan trọng với anh.
Sau này họ gặp nhau ở cùng khu phố hoàn toàn là ngẫu nhiên, cơ duyên kỳ diệu này khiến anh không thể không chú ý đến cuộc sống của cô.
Cô có bạn trai.
Cô cãi nhau với bạn trai.
Cô và bạn trai làm hòa rồi lại cãi nhau.
Cô vẫn như trước đây, thích đấu tranh chống lại những bất công.
Cô thường xuyên quên mang theo chìa khóa cửa.
Có lần cô khôn khéo vạch trần mánh khoẻ của một kẻ ăn xin, nhưng sau đó lại bị lừa bởi một tên bịp bợm khác.
Cô sợ bị đau bụng nên không dám ăn cay.
Cô sợ cà phê đắng nhưng vẫn không dám xin thêm đường.
Cô thích mang thức ăn cho những con mèo đi lạc trong tiểu khu, đặc biệt là con màu cam.
Qu@n lót phơi trên ban công bị gió thổi bay, cô đỏ mặt đi xuống lầu nhặt, còn tưởng rằng sẽ không có người phát hiện.
Cô có trái tim mềm mại và đôi tai thậm chí còn mềm mại hơn, nếu không thì đã không nhiều lần tái hợp với bạn trai cũ như vậy.
...
Cô dọn nhà đi.
...
Ba mươi tuổi, thành công trong sự nghiệp, sức khỏe tốt, cũng không còn ai gọi anh là con của kẻ sát nhân nữa.
Tiền là vỏ bọc tốt nhất, ngoại trừ việc không có bằng cấp, anh thực sự là một món hàng nóng trên thị trường hôn nhân.
Người quen và bạn bè xung quanh nhiệt tình giới thiệu bạn đời cho anh, nhưng anh đều không có hứng thú. Anh nghĩ rằng bất cứ cô gái nào biết về xuất thân của anh cũng sẽ vội vàng từ chối qua lại.
Cho đến khi người môi giới nhắc đến tên cô với anh.
Khi đó, anh đột nhiên có cảm giác đang đi trên mây, như thể bao nhiêu năm vất vả này đều là để được gần cô hơn, từng bước một đi đến bên cô, để cô thấy anh đã thay đổi theo chiều hướng tích cực như thế nào.
Anh đã không biến thành một tên sát nhân, ngược lại, anh hoàn toàn xứng đáng với thiện ý trong số tiền quyên góp của cô năm xưa.
Anh đến địa điểm hẹn từ sớm, nhìn cô chọc tức đối tượng xem mắt, không nhịn được bật ra tiếng cười, sau đó chậm rãi ngồi xuống trước mặt cô.
Trong lòng anh tự hỏi: khống chế căm phẫn, khống chế thù hận, khống chế d*c vọng. Vậy còn tình yêu?
Anh có thể khống chế tình yêu trước mặt cô không?
...
Lâm Thành Húc tan sở thì lái xe về nhà, trời đã khuya, anh đậu xe, theo thói quen lấy điện thoại di động ra xem.
Không có tin tức gì từ Nghê Yên.
Đã một tháng nay anh không liên lạc với cô, cô cũng không liên lạc với anh.
Có lẽ cô đã sợ chết khiếp rồi...
Anh tự giễu cười một tiếng, cất di động, xuống xe đi vào thang máy.
Việc trang trí phòng tân hôn đã hoàn tất, ảnh cưới cũng đã sớm được gửi đến, nhưng hiện tại chỉ một mình anh đối mặt với tất cả những thứ này.
Anh lấy chìa khóa mở cửa đi vào, thấy trong phòng sáng đèn, anh sửng sốt, đảo mắt liền thấy Nghê Yên đang ngồi trên sô pha, xung quanh bày rất nhiều ảnh, trong tay cô còn đang cầm vài tấm.
Lâm Thành Húc kinh ngạc, "Sao em lại ở đây?"
Nghê Yên cũng sửng sốt, "Ừm, em đến xem ảnh chụp.."
" Xem xong chưa?"
"Vâng, xong rồi"
Anh theo bản năng muốn đóng cửa lại, nhưng sợ làm cô lo lắng nên chỉ đứng ngay cửa, hỏi cô: "Xem xong rồi, em định làm gì tiếp theo?"
Nghê Yên mím môi, chắp tay sau lưng, chậm rãi đi tới trước mặt anh.
Anh không nói lời nào, nhưng mặt cô đã đỏ bừng, một tay từ phía sau vươn ra, kéo cà vạt của anh, làm anh phải thấp người xuống đối mặt với cô.
"Em đang nghĩ, chồng à, anh có thể nhẹ một chút không..."
Ánh mắt Lâm Thành Húc tối sầm lại, anh nhìn cô thật chăm chú, không muốn bỏ lỡ bất cứ biểu cảm nào dù là nhỏ nhất trên mặt cô.
Đợi đến khi mặt cô đỏ đến doạ người, anh đưa tay mình bọc lấy bàn tay đang kéo cà vạt của anh, nói: "Anh có thể."
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Yêu Nhau Dưới Ánh Mặt Trời
Chương 12
Chương 12