DocTruyenChu.Info

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Vòng Xoáy Hào Môn
Chương 21: Chương 21


Chuyện SP thay máu toàn bộ nhân viên rất nhanh đã đến tai Trường Thịnh.

Ngồi trong văn phòng nằm ở tầng cao nhất của tòa nhà Blue Diamond, ông bật cười thích thú.
"Ông xem đi ông Trung, tôi nói với nó bao nhiêu lần thì nó bỏ ngoài tai.

Kết quả vừa được thả ra ngoài, thu được hạt giống tốt về tay liền mặc cho người ta tính kế đối thủ.

Trước sau khác biệt một trời một vực, đáng đánh không?"
Thư ký Trung cũng không biết nên bình luận gì về cậu chủ mình, hài hước bảo:
"Có lẽ là chúng ta hiểu lầm tôn chỉ sống của cậu Tường.

Cậu ấy không thích trực tiếp tính kế người khác thôi chứ không cấm phụ tá bên cạnh."
"Cái này là ăn trên đầu trên cổ người ta rồi còn gì, không biết học từ ai!", Trường Thịnh vờ mắng nhưng thái độ hài lòng đã bán đứng ông.
"Reng! Reng!"
Lúc này điện thoại bàn vang lên, ông Trung nghe máy, là thư ký bên ngoài gọi vào.

Ông Trung nói Trường Thịnh:
"Chủ tịch, có ông Lẫm tới tìm!"
"Đã tới rồi à? Vậy thì ông ra ngoài mời vào giùm tôi!",
Trường Thịnh biết trước thế nào đối phương cũng tìm đến mình.

Làm cha không dễ, điển hình là luôn phải giải quyết rắc rối do con mình gây ra.

Phải chi chàng trai trẻ cách đây hơn trăm cây số nghe được tiếng thở dài của ông.
Thư ký Trung vừa mở cửa, còn chưa kịp mời thì đã bị khách đẩy sang một bên, hùng hổ đi vào trong.

Chỉnh sửa lại tây trang, ông ẩy trở về bàn làm việc.

Vị khách này chỉ là hổ giấy, gặp chủ tịch liền xuống nước, không đáng ngại.
Người đến là một người đàn ông, tuổi tác không còn trẻ, đầu hai màu tóc.

Ông ta mang theo chiếc bụng phệ với thân hình ngấn mỡ tiến vào trong văn phòng chủ tịch.

Tập đoàn nào mà không có cổ đông, Lẫm chiếm năm phần trăm cổ phần.


Hôm nay ông ta đến chính là vì muốn đòi lại công bằng cho cháu mình - Xuân.

Lẫm không thể chấp nhận việc cháu họ bị đá khỏi vị trí phó giám đốc SP.
"Anh Thịnh! Sao con anh lại dám đuổi cổ cháu tôi?", ông Lẫm chất vấn tuy nhiên thái độ không hung hăng bằng với khi đứng đợi trước cửa.
"Anh Lẫm, có gì mình ngồi xuống ghế từ từ nói, không việc gì phải lớn tiếng!"
Mặc cho đối phương cau có, Trường Thịnh vẫn ôn hòa tươi cười.

Ông đã khi nào thiếu vắng nụ cười đâu? Từng có phóng viên bảo rằng trong giới kinh doanh, không ai cười nhiều bằng ông.
"Tôi bình tĩnh thế nào được? Anh Thịnh, anh không cho tôi câu trả lời thỏa đáng thì đừng trách sao anh em trở mặt mất lòng!"
Ông Lẫm ngồi xuống ghế sofa, đập tay xuống bàn.

Ly tách bằng thủy tinh trên bàn rung lên, tạo nên tiếng động thanh thúy, đủ hiểu ông ta dùng bao nhiêu lực.

Trường Thịnh vẫn thản nhiên rót ly nước mời khách:
"Thôi mà anh Lẫm, uống miếng nước bớt giận.

Thằng Tường quấy quá!"
Ông Lẫm thu tay về, để trên đầu gối, lòng bàn tay đỏ ửng.

Nếu chẳng vì mặt mũi thì ông ta đã tỉ tê rên vì đau.

Thấy Trường Thịnh chủ động nhận lỗi, ông ta bèn được đà lấn tới phân bua.
"Cháu tôi làm rất tốt sao có thể nói đuổi là đuổi? Hơn nữa còn là vì một thằng nhân viên quèn nữa, anh Thịnh, anh không thể để thằng Tường ngang ngược như thế, hỏng mất!"
"Tôi cũng muốn can thiệp lắm nhưng anh cũng thừa biết quan hệ cha con tôi rồi, tôi ra mặt bênh vực khác nào hại cháu anh.

Đừng nói là cháu anh, đến cả ba nó nó còn không coi ra gì đây này!", Trường Thịnh khổ sở tâm sự, ông lấy điện thoại ra, đẩy qua, "Tường bảo tôi mà nhúng tay vào nội bộ SP là nó đưa mấy đoạn video này cho cảnh sát ngay! Cháu Xuân mới được bảo lãnh ra giờ vào nữa không hay đâu anh Lẫm!"
Nội dung mấy đoạn video làm ông Lẫm đỏ mặt tía tai, ông ta thầm chửi cháu mình.

Hóa ra nó bị người ta nắm thóp mà con giấu ông, giờ thì hay rồi, khác nào làm trò cười.

Ông nhỏ giọng xuống nước:
"Anh Thịnh, anh không thể kêu Tường xóa đi à? Coi như nể mặt tôi đi!"
Trường Thịnh thở dài bất lực:

"Anh cũng không phải không biết nó điên tới mức nào.

Nói ra chắc anh nghĩ tôi bao che con mình nhưng thật tình tôi khuyên cháu Xuân nên tránh xa, đừng chọc giận nó nữa, càng thách nó càng làm cho lợi gan.

Nó dám đuổi hết nhân viên công ty đấy, tôi đây còn chưa dám nữa là!"
"Ai, thật là, con cháu chỉ biết làm khổ chúng ta!", ông
Lẫm coi như đã thỏa hiệp.

Không chịu cũng biết làm thế nào được, tính Tường ngang hơn cua, Trường Thịnh còn bó tay thì ai dám ra lệnh?
"Thôi, cứ cho cháu Xuân nghỉ ngơi thư thả vài hôm rồi tôi sắp xếp cho công việc khác!", Trường Thịnh lăn lộn bao năm, đạo lí vừa đấm vừa xoa áp dụng rất thuần thục.
"Nhờ hết vào anh vậy!"
"Anh em với nhau, nhờ cái gì, nghe xa lạ quá!"
Trường Thịnh vờ phật ý vỗ vai ông Lẫm, tiếp theo đó là màn anh em tình thâm, cùng nhau ôn lại thời trai trẻ.

Lúc đến mặt hầm hầm, khi về lại tươi cười đắc ý, thư ký Trung ngồi ở bàn làm việc cười mỉm lắc đầu.

Nói vài câu mà kẻ tỉnh người mê, tưởng dễ nhưng không phải ai cũng làm được.
***
Tú thấy mình sắp phát điên rồi, với một con người cả thèm chóng chán mà nói việc năm lần bảy lượt đi thuyết phục các hộ dân là cực hình.

Dù bỏ công tốn sức xuống tận nới, chui qua nhà tranh mái lá nhưng kết quả nhận về chỉ là cái lắc đầu.

Nếu không vì chuyện hệ trọng chắc Tú đã ném sang cho người khác lo liệu.
Hôm nay Tú lại lặn lội đường xa tìm đến xóm nghèo nằm gần khu đất khu chung cư Bình Điền.

Bên ngoài trời nóng như lửa, vừa bước xuống xe hơi nóng đã khiến anh ta muốn chùng chân.

Đi cùng Tú là hai người đàn ông, một đeo kính cận, một ốm mang theo cặp xách căng phồng.

Cả ba tiến về trước trong ánh mắt không mấy thiện cảm của người dân xung quanh.
Tú đi vào căn nhà gỗ mái ngói cũ kỹ, bên trong có gần chục người, tuy nhiên hầu hết đều đứng tuổi.

Những người trẻ không thể có mặt được bởi chính họ đã dụ dỗ, lừa gạt ông bà cha mẹ mình ký giấy bán đất, sau đó ôm tiền bỏ đi.


Người đàn ông đeo kính cận kéo ghế ra, Tú nghênh ngang ngồi xuống bắt chéo chân.
"Các cô dì chú bác à, chúng ta đừng làm khó nhau nữa, hôm nay giải quyết dứt điểm luôn đi.

Tôi tăng tiền lên gấp đôi là được chứ gì?"
Tú búng tay một cái, tên mập phía sau lập tức đặt cặp xách trong tay lên bàn.

Tú kéo khóa, úp ngược xuống, những xấp tiền dày cui ném rơi ra, anh tự kiêu hất cằm.

Trên đời này cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, bọn dân nghèo ắt phải lóa mắt chịu thôi.
Mọi người xung quanh đúng là lóa mắt, trong số họ có người gần đất xa trời nhưng chưa bao giờ thấy nhiều tiền như vậy.

Tuy nhiên đó chỉ là phản ứng tự nhiên, không hơn không kém.

Một người đàn ông tóc muối tiêu tức giận lên tiếng:
"Chúng tôi nghèo tiền nhưng lòng tự trọng vẫn còn, cậu đem tiền về đi, chúng tôi chỉ muốn đòi lại đất hương quả của ông bà tổ tiên thôi!"
"Im ngay giùm đi ông chú!"
Lại cái điệp khúc này nữa, Tú phát cáu lên.

Anh ta giơ chân đá vào chân bàn, có lẽ vì đã sử dụng lâu năm, không còn vững chắc như ngày đầu nữa, rung lắc phát ra tiếng kêu kẽo kẹt.
"Đất hương quả là cái thá gì? Đất nào mà không là đất hả?
Mấy người cứ nhận tiền đi rồi mua miếng đất khác, muốn xây mồ làm mả hoành tráng cỡ nào không được? Đừng có cứng đầu nữa!"
"Cậu ăn nói cho cẩn thận vào, chúng tôi không cần tiền bạc gì cả chỉ muốn đòi lại đất thôi! Cậu về đi, mang theo đống tiền của cậu nữa, còn ở đây đập bàn đập ghế thì đừng trách chúng tôi ỷ đông hiếp yếu."
Hai bên vốn định sẵn ở vị thế đối đầu nhau, cách nói năng xấc xược đậm mùi tiền chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Khi đã không đạt được tiếng nói chung, tốt nhất là nên tách ra, không kẻo đánh nhau tới nơi.
Mấy ông già bà lão sắc mặt tối sầm lại, tất cả đều đứng dậy, nhìn Tú bằng ánh mắt không mấy thiện cảm.

Hiểu được bản thân bất lợi, Tú căm tức bảo:
"Mấy người đừng có ngoan cố, tiền con cháu mấy người đã nhận, giấy mấy người đã ký, làm lớn chuyện lên, thưa ra tòa cũng không thắng được đâu."
Nói xong Tú liền đá chiếc ghế cũ kỹ ra xa, đi thẳng một mạch.

Hai người đàn ông đi cùng vội gom tiền bỏ vào cặp sách, nhanh chóng đuổi theo.

Ngồi trong xe, Tú liếc nhìn
về phía căn nhà mái ngói, hừ lạnh:
"Rượu mời không thích là cứ thích uống rượu phạt.

Trời nóng dễ bắt lửa, hai người tìm một đám người tối nay đến đây châm lửa nướng khoai đi!"
Tên cận và tên ốm đi theo Tú cũng lâu, chưa khi nào thiếu mặt trong mấy chuyện xấu.


Tên mập vừa xoay vô lăng vừa hỏi:
"Anh Tú muốn mấy nhà?"
"Ai chống đối thì đốt hết!", ánh mắt Tú lộ vẻ hung ác.
Xe hơi chạy qua vũng nước nhỏ, bùn văng tung tóe.

Những người lớn tuổi vẫn chưa biết tai họa sắp ập tới, còn mải mê với câu chuyện làm sao để đòi đất về.

Khi mặt trời lặn mất nhường chỗ cho bóng tối, giữa đêm hôm khuya khoắt, một nhóm người che mặt mang theo những thùng nhựa lớn, lặng lẽ bước vào xóm nghèo.

Chất lỏng được rưới lên các ngôi nhà cấp bốn, mùi xăng nồng nặc xộc vào mũi.

Quẹt que diêm, đi kèm với mùi khét là ngọn lửa yếu ớt.

Không vụt tắt trong đêm, chúng bay đi tạo thành những ngọn đuốc với kích thước một căn nhà, soi sáng bóng dáng bè lũ bất nhân trốn chạy.
"Cháy rồi!"
"Bớ người ta, cháy nhà!"
"Mau lấy nước!"
"Gọi cứu hỏa đi!"
"Cứu tôi với! Cứu tôi!"
...
Có lẽ một phần vì trời nóng oi bức, mọi người đều ngủ không sâu.

Những tiếng hô hào thi nhau vang lên, người nào chưa thoát ra được thì nghĩ cách thoát ra, ai an toàn rồi thì lo chữa cháy.

Lửa bắt vào vách gỗ mái lá quá nhanh, nuốt chửng mọi lời cầu cứu.
Khi lính cứu hỏa tới nơi, dưới vòi nước chỉ còn đống tro tàn bốc khói.

Những gương mặt khắc khổ lấm lem bụi bặm tuyệt vọng, nước mắt lăn dài trên má.

Tâm huyết, tài sản cả đời họ nháy mắt hóa tro tàn, là ai tàn nhẫn đến vậy? Nhà đã không còn, họ biết lấy nơi nào che mưa tránh nắng đây?
Không chỉ những người dân nghèo mà chính Trường Thịnh cũng tự hỏi.

Đêm khuya ông ngủ từ lâu nhưng lại bị thư ký Trung gọi điện đánh thức để báo tin này.

Tú không thông minh Trường Thịnh đã biết chỉ là chẳng ngờ lại nông cạn như thế này.

Không sợ kẻ địch mạnh chỉ sợ đồng bọn ngu si, ông Thành khôn ngoan cả đời có thua âu cũng vì con cháu mình.


Đọc truyện chữ Full