DocTruyenChu.Info

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Vân Việt Vãng Sự
Chương 66: Bắt đầu cuộc sống mới

Bên bến phà có một chiếc thuyền vận chuyển lương thực đang thả neo. Lương thực trong thuyền đã được dỡ cả xuống, trên thuyền chỉ còn lại vài ba binh lính trông thuyền. Bọn họ tập hợp ở đầu thuyền uống rượu, nói chuyện phiếm. 

Một người nói: “Nói không chừng đám nô lệ đào vong kia trốn theo đường thuỷ rồi. Đã qua bao ngày, quan binh cũng đã lục soát vài lần, nếu còn trong rừng, sao có thể không soát ra người được.”

Người còn lại quở: “Ngươi thì biết cái gì? Trốn vào rừng sâu núi thẳm, ngươi đi đâu mà lùng? Những người Vân Việt vốn giống y như nhau, núi rừng cũng có thể được họ coi là nhà.” 

Người này có một chòm râu rất lớn, là một tên lính già. 

Nghe nói đầu lĩnh của đám nô lệ đào vong đó vũ lực cao cường, lấy một địch mười, nếu gặp phải hắn, huynh đệ chúng ta chỉ có ba người, hay là chạy thoát thân trước đi!” Khi người thứ ba nói chuyện, đầu lưỡi hơi líu lại, hiển nhiên là đã say. 

Binh sĩ có râu đứng lên, xuỳ xuỳ nói: “Kẻ nào dám tới chứ! Cũng chẳng xem lại xem nơi đây là đâu sao!”

Gã lướt qua đồng bạn đã uống say, nhanh chân bước về phía đuôi tàu. Vừa đi tới bên mép tàu bèn cởi t.hắt lưng, buông quần, uống nhiều rượu nên mắc. 

Chính vào lúc binh sĩ có râu không hề phòng bị, gã đột nhiên bị người ta túm vào lòng sông, che miệng lại, đồng thời còn cảm nhận được người này ghìm chặt bên hông mình, ngay sau đó là lưỡi dao lạnh buốt kề vào cổ họng. 

Binh sĩ có râu kêu cũng chẳng dám kêu, sợ đến trợn mắt há mồm. 

Dựa vào ánh trăng, gã trông thấy một nam tử cao to trẻ tuổi bò lên thuyền, dáng người thoăn thoắt như báo săn. Tuỳ tùng của nam tử ấy cũng leo lên thuyền, còn có bốn tên trai tráng bò lên từ một mặt khác. 

Advertisement

Bọn họ đều chui từ giữa lòng sông ra, e rằng chính là lội từ bờ bên kia tới, tuyệt đối chẳng phải người hiền lành. 

Hai tên đồng bọn của gã còn đang uống rượu, căn bản chẳng chú ý tới đã có người lên thuyền. 

Rất nhanh sau đó, bàn ăn trên thuyền bị lật tung, có tiếng binh sĩ chửi rửa mắng mỏ, ngay sau đó từng tiếng trầm đục vang lên, không gian cũng trở nên im lặng. 

Binh sĩ có râu vùi hơn nửa thân mình trong nước, cảm thấy nước bông giờ phút này lạnh tựa băng tan, thân thể cũng run lên lẩy bẩy, cho rằng đồng bọn đều bị sát hại cả rồi. 

Việt Tiềm liếc mắt nhìn hai binh lính đã bị kìm chặt, nói với đồng tộc: “Lột áo quần của họ ra, chặn miệng trói lại, ném lên thuyền.” 

Hắn nói tiếng Vân Việt. 

Hai tên lính này có thể phân biệt được đâu là tiếng Vân Việt, nhưng nghe không hiểu nội dung, sợ đến mức hồn phi phách tán, đáy lòng hiểu rõ họ chính là đám nô lệ Vân Việt đã chạy trốn kia. 

Có thể trốn khỏi thuyền nô lệ, tù nhân trốn trại ắt phải cực kỳ hung ác. 

Những người Vân Việt trên thuyền im lặng lột áo quần binh sĩ, mang dây thừng tới trói hai kẻ này lại, còn không quên đưa một đoạn dây thừng cho người đang chế phục binh sĩ có râu dưới thuyền. 

Ấy là một người Vân Việt trẻ tuổi mới chừng hai mươi, chân thô tay ngắn, mặt mày hung hãn, không chỉ không chịu nhận lấy dây thừng, còn dùng sức dí mạnh mũi dao, cắt ra một vết máu trên cổ gã kia. 

“Bành Chấn, thả ra.” 

Việt Tiềm ra lệnh một tiếng, vẫn nói bằng tiếng Vân Việt. 

Ở chung với đồng tộc trong núi rừng đã nhiều ngày, Việt Tiềm đã nhớ mặt và tên tất cả bọn họ. 

Bành Chấn bất đắc dĩ thu dao găm về, giao nộp lại, cũng không quên cướp cả cây thuỷ thủ từ bao bên hông của binh sĩ có râu đi. 

Binh sĩ có râu cùng bị lột sạch quần áo, bịt kín miệng, trói chặt chân tay rồi ném lên trên thuyền. Gã không ngừng giãy giụa trên đất, kêu a a. 

Đáy lòng Bành Chấn vẫn chẳng thích chút nào, tiến lên đá binh sĩ có râu một cước, sau khi kẻ nọ cong người như con sâu mới mắng: “Hệt như sâu bọ!” 

Lửa hận rất lớn. 

Việt Tiềm gọi tất cả đồng tộc lên thuyền, mọi người nhổ neo giương buồm, một người am hiểu chèo thuyền chỉnh hướng lái thuyền vào bãi lau sậy, chờ đợi những người còn lại. 

Thuyền vận chuyển không lớn cũng chẳng nhỏ, vừa vặn có thể chở được hai mươi người. Hai mươi người đồng tộc này chính là những người theo Việt Tiềm đi tới Mộng trạch. 

Bọn họ cướp thuyền ở bến phá, suốt đêm chèo thuyền trốn về đất tổ, hướng thẳng về huyện Trạch Tây, trên bờ sông có thể sẽ có những trạm gác của Dung binh, một đường này phải cực kỳ cẩn thận. 

Sau khi trời sáng, quả nhiên phía trước có một trạm gác. 

Lúc này đa số những người đồng tộc đều trốn vào trong khoang thuyền, Việt Tiềm, Bành Chấn và Thường phụ mặc quần áo của binh sĩ, hoạt động trên boong thuyền. 

Binh lính trong trạm gác thấy là binh sĩ vận chuyển và thuyền lương thảo cũng chẳng ngăn cản, phất tay cho đi. 

Từ bến phà Việt Tân đến huyện Trạch Tây cần phải đi qua một con đường nhỏ, nơi đó có khả năng sẽ có rất nhiều quân lưu trí. Sau khi thương lượng với đồng tộc, Việt Tiềm quyết định trước khi đến gần bến phà Trạch Tây sẽ bỏ thuyền, đi bộ ngang qua rừng hoang phía Đông của huyện Trạch Tây rồi tiến vào Mộng trạch. 

Đi theo Việt Tiềm phần lớn là thanh niên trai tráng, cũng có năm, sáu người lớn tuổi, những người này kinh nghiệm phong phú từng trải, đã từng sinh sống nơi chốn cũ Vân Việt rất rất lâu, cũng có thể đưa ra không ít kiến nghị. 

Sau khi bỏ thuyền, mọi người vội vã gom cá khô làm lương thực, sau hừng đông đã vội vã lên bờ. Bành Chấn chờ thanh niên trai tráng đi trước, rồi đi giữa những người đồng tộc, Việt Tiềm một thân một mình bọc hậu. 

Sau khi qquay đầu liếc nhìn thuyền vận chuyển lương thực đã bị phá hỏng cuối cùng cũng chìm sâu trong bước, đáy lòng Việt Tiềm vô cùng rõ ràng, bọn họ không có đường lui, nhất định phải quyết chí tiến lên, đi tới Mộng trạch. 

Việt Tiềm biết đường tới Mộng trạch, hắn căn cứ vào con đường phía trước, thi thoảng lại tra xét ven đường. 

Một đoạn đường này dẫn qua thôn vắng, cũng suýt chút nữa đã gặp phải Dung binh. Chiến tranh tàn phá chốn cũ Vân Việt quá đỗi nghiêm trọng, người ở dọc trên con đường ngày càng thưa thớt. 

Sáng sớm ngày thứ hai, Bành Chấn đi trước dò đường quay trở về, bẩm báo rằng phát hiện ra một ngôi làng, cũng có kha khá thôn dân. 

Việt Tiềm dẫn mọi người tới làng xin nước uống, vốn còn muốn xin cả đồ ăn, cuối cùng lại chỉ thấy ngôi làng này vừa tiêu điều đến bần cùng của sự nghèo túng. 

Thôn dân vừa nhìn thấy mấy người Việt Tiềm đã sợ hãi tránh né, Việt Tiềm biết quần áo của Dung binh trên người mình khiến bọn họ sợ hãi, bèn dùng tiếng Vân Việt trò chuyện với thôn dân, dò hỏi xem con đường dẫn tới Mộng trạch nên đi thế nào, có đường tắt không. 

Thôn dân vô cùng kinh ngạc: “Các ngươi muốn đi Mộng trạch?”

Lại có thôn dân khác nói: “Muốn tới Mộng trạch cũng không tiện, nơi đó có đại xà hại mạng người, có dân Di bắt người moi tim! Đúng là thói đời, nơi nào cũng không đi được.”

Nghĩa bóng mà rằng, nếu có nơi trốn, bọn họ đã chạy trốn từ lâu. 

Những người Vân Việt đi theo Việt Tiềm vừa nghe nói Mộng trạch nguy hiểm như vậy, nhất thời đều chán nản. Đứa bé con mặt mày ủ rũ, thấp giọng hỏi: “Ba Na, làm sau bây giờ?” 

Việt Tiềm chắc chắn Mộng trạch là chốn dung thân duy nhất, còn có đầm lầy trải rộng, nơi này quá phù hợp cho việc ẩn náu, tránh né, hơn nữa còn không có quân đội nào dám tiến vào thảo phạt. 

Việt Tiềm giơ một tay lên, nhìn quét qua những người đi theo và thôn dân ở đây rồi lên tiếng: “Nếu có đại xà, chúng ta sẽ trục xuất nó. Nếu nó dám hại tính mạng người, chính tay ta sẽ gi,ết chết nó. Còn người Di, bọn họ rất ít khi hoạt động tại mặt Bắc của Mộng trạch. Nếu dám tới, bọn họ có cung tên, chúng ta có đao kiếm, hà tất phải e sợ!” 

Người Vân Việt sùng bái đại xà, bởi tín ngưỡng nên còn vô cùng kính nể, không dám đánh cho đại xà bị thương. Việt Tiềm không e ngại đại xà, khi cần thiết, hắn còn có thể giế,t chết nó. 

Bành Chấn đáp lời: “Đúng vậy! Chúng ta không sợ Dung binh, càng không sợ người Di!” 

Qua lần cổ vũ này, không chỉ những người trước đây nguyện ý tiếp tục đi theo, còn có hai thôn dân to gan lớn mật nguyện lòng chỉ đường. 

Sau khi rời khỏi thôn trang, dưới sự chỉ dẫn của thôn dân, đội ngũ của Việt Tiềm tiếp tục đi thẳng về phía Mộng trạch. Đi một buổi sáng, bọn họ tiến vào một vùng rừng núi ít dấu chân người, mạng lưới sông nước vô cùng phức tạp, cây cối rậm rạp che khuất cả bầu trời. 

Thôn dân dẫn đường đi tới bên một dòng suối, chỉ tay vào dòng suối rồi nói: “Nước từ nơi này đều chảy từ trên khe suối xuống, vẫn luôn chảy thẳng. Nếu nhìn thấy cánh rừng đen thì phải xuống thuyền ngay lập tức, chớ có đi vào trong, phải đi bên ngoài bìa rừng. Sau khi thấy một cái hồ rất lớn là đã đến nơi, đó chính là Mộng trạch.” 

Tên gọi Mộng trạch này cũng sinh ra từ cái hồ lớn ấy. Bốn phía xung quanh nó còn có vô số hồ nhỏ, chưa từng có ai đếm hết được xem có bao nhiêu, cũng chẳng hề có cách nào đo đạc được, đặc biệt và vào mùa thu, nước mưa nhấn chìm vùng đất thấp, nối liền vô số những hồ nước nhỏ hoà thành một thể. Khi ấy, Mộng trạch cũng biến thành mặt biển bao la. 

Việt Tiềm hành lễ cảm ơn: “Đa tạ đã cho biết.” 

Có tất cả hai thôn dân theo tới, một người trẻ tuổi nói rằng: “Con đường tiếp theo, chúng ta không tiễn nữa.”

Người lớn tuổi kia cung cung kính kính chắp tay với Việt Tiềm, nói: “Nếu tráng sĩ có thể đuổi người Di đi, an cư tại Mộng trạch, xin hãy phái người đến thôn dân thông báo, toàn thôn chúng ta nguyện ý đi theo tráng sĩ.”

Ông hẳn là thôn trưởng của thôn dân ấy. 

Việt Tiềm trả lời: “Chắc chắn sẽ báo.”

Trưởng thôn đang đầu cơ trục lợi, để đám người Việt Tiềm đi đối phó với người Di trong Mộng trạch, chờ tới khi an toàn, thôn bọn họ mới rời đến đây. Việt Tiềm cũng không trách tội, bởi thân là thôn trưởng, ông phải có trách nhiệm bảo vệ thôn dân. 

Sau khi tiễn hai thôn dân kia đi, Việt Tiềm và hai mươi đồng tộc liền đốn củi bên bờ suối, chế tác thành bè gỗ nổi đơn giản, thuận đà xuôi suối mà đi. 

Bọn họ không có công cụ, chỉ có thể nhặt đá dưới khe suốt, chế tác thành rìu đá, dao đá, gặp những thứ không biết nên chế tác thế nào, Thường phụ còn có thể chỉ tay hướng dẫn. 

Qua một ngày một đêm trong khe suối, đến ngày thứ hai, bọn họ cưỡi bè gỗ xuôi dòng mà xuống, đi vào Mộng trạch — đích đến cuối cùng. 

Ngồi trên bè gỗ, đứa bé con kia tưởng tượng Mộng trạch thật ra là một đầm lầy vô cùng lớn, còn tò mò không biết cánh rừng đen trong lời thôn dân rốt cuộc là thứ gì. 

Việt Tiềm quay đầu nhìn năm cái bè gỗ trôi nổi trên sông, còn có những người đồng tộc vui vẻ trò chuyện trên bè, đáy lòng lại có một cảm giác vô cùng kỳ quái, tựa như hắn đã tới nơi này rất nhiều lần. 

Quả thật rất lạ, chắc chắn hắn chưa bao giờ tới Mộng trạch. 

E rằng là trong mộng đã từng tới, bởi dù sao nơi này cũng là đất tổ của người Vân Việt. 

Bọt nước bắn tung toé trên người Việt Tiềm, bắn ướt cả áo quần của hắn. Trang phục Dung binh trên người Việt Tiềm đã bị cởi bỏ, chỉ còn lại một bộ quần áo vải thô. 

Hắn không vui mừng như những đồng tộc của mình, e rằng trong mắt những đồng tộc ấy, hắn là người khiến người khác chẳng thể nhìn thấu được. 

Giờ khắc này, không ai hiểu được tâm tình Việt Tiềm. Hắn nắm chặt cuộc đời mình trong tay, vứt bỏ tình cảm nhớ nhung với Linh công tử về phía chân trời xa xa. 

Khi hắn đánh chìm con thuyền kia, vào thời khắc ấy, hắn cũng ý thức được, mặc dù đời này còn có thể hữu duyên tái kiến cùng Linh công tử, nhưng e rằng khi tái kiến, chắc chắn hai người bọn họ đã là kẻ địch của nhau. 

Khuôn ngọc nhỏ bé Linh công tử tặng Việt Tiềm được hắn xỏ dây thừng, đeo lên cổ. Chất ngọc ôn nhuận tinh xảo kề sát trên ngực, giấu kín dưới cổ áo. 

Khuôn ngọc ấy có thể giải khai nút buộc, đây là lời nhắc, cũng là mong đợi, Linh công tử hy vọng hắn có thể thoát thân, cho nên mới tặng hắn khuôn ngọc. 

Chiếc khuôn ngọc nhỏ bé ấy chính là tình cảm phức tạp, quan hệ dây dưa giữa Việt Tiềm và Linh công tử, từ nay về sau, bọn họ trời Nam đất Bắc, mỗi người đều có trận doanh của chính mình. 

***

“Ba Na, đó là cánh rừng đen sao?”

Đứa bé con nhảy nhót trên bè gỗ, vui mừng hô lớn. Nó nhảy đến mức suýt nữa ngã vào lòng sông, may mà có Thường phụ kịp thời kéo lại. 

Một cánh rừng cực kỳ rậm rạp hiện ra phía trước, cây cối rất cao, bóng cây che kín bầu trời. Trong rừng tối tăm như đêm đen, khiến người khác có cảm giác bất an mãnh liệt, đúng là nơi khiến người ta phải ấn tượng đến khắc sâu. 

Sau khi thấy cánh rừng đen, mọi người leo lên bên khe suối, vòng qua bìa rừng mà đi. Từ sau giờ Ngọ cho tới khi mặt trời buông mình về phía Tây, cuối cùng bọn họ cũng trông thấy mặt hồ bao la bát ngát kia — Mộng trạch. 

Có hồ sẽ có cá, có cá sẽ có ăn. Bọn họ cần tìm một nơi định cư, xây nhà gỗ, dùng đồ đá chặt cây đại thụ, bào thành mấy chiếc thuyền độc mộc, lại đan mấy tấm võng lớn, là có thể bắt đầu cuộc sống mới tại Mộng trạch. 

*** 

Tác giả có lời muốn nói: (cầm kịch bản) Việt xà, đây không phải điền văn, ngươi đừng mong làm người bình thường, kịch bản không cho đâu! 

Chiêu Linh: Hai chương rồi, ta vẫn chưa ra sân. 

Đọc truyện chữ Full