DocTruyenChu.Info

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Vân Việt Vãng Sự
Chương 87: Quả nhân phong ngươi là Vân Thuỷ quân

Chiêu Linh vận một thân lễ phục đen tuyền đi vào đại điện. Hôm nay áo quần của y lại càng long trọng hơn so với ngày xưa, cầm bào hoa mỹ cao quý toả ra ánh sáng lung linh dưới nắng, ngọc bội bên eo tinh xảo tuyệt luân, nương theo tiếng bước chân của chủ nhân mà phát ra từng tiếng leng keng, khiến văn võ bá quan trên đại điện đều phải liếc nhìn.

Y phục Chiêu Linh mặc trên người được chế tác từ phường đan tốt nhất; bảo kiếm được kiếm sư tốt nhất rèn đúc; ngọc bội do thợ thủ công cao tay nhất làm ra…

Cao quý không tả nổi.

Đứng trên đất Dung Quốc, thân phận Chiêu Linh chỉ xếp sau Quốc quân mà thôi.

Chiêu Linh đi tới trước mặt Quốc quân, quỳ lạy dưới chân Quốc quân, sau đó chậm rãi ngẩng đầu lên.

Nếu chưa quen thuộc với chức quan của Linh công tử, sẽ phát hiện y vẫn còn vô cùng trẻ tuổi, phong thần tuấn lãng, sẽ không nhịn được mà nhìn nhiều thêm mấy lần rồi lại phát hiện mặt mày người ấy toàn vẻ trầm tĩnh, không giận tự uy.

Quốc quân nói: “Huynh đệ của quả nhân đều có đất phong, chỉ có A Linh vẫn còn chưa có. A Linh và quả nhân sớm tối kề vai, há có đạo lỹ lãng quên ngươi được.”

Quốc quân ra hiệu cho cận thần cẩn thận nâng sách ngọc lên, nhìn quét qua quần thần, cuối cùng ánh nhìn rơi vào người Chiêu Linh, cất cao giọng nói: “Linh công tử.”

Chiêu Linh đáp: “Có thần.”

Giọng điệu Quốc quân vô cùng uy nghiêm, vang dội: “Quả nhân phong ngươi là Vân Thuỷ quân, đất phong là Vân Thuỷ thành, lệnh cho ngươi trấn thủ phía Nam!”

Ba chữ “Vân Thuỷ thành” vừa vang lên, đại điện lập tức truyền ra tiếng bàn luận đã được đè thấp của đại thần.

Đa số bọn họ đều cảm thấy bất ngờ, nhưng chỉ dám xì xào bàn tán chứ không dám biểu thị phản đối.

Vân Thuỷ thành là Đô thành Vân Việt, dù Vân Việt đã diệt quốc hơn mười năm nhưng nơi này vẫn là địa phương vô cùng quan trọng, đứng sừng sững nơi ấy như trái tim của chốn cũ Vân Việt.

Quốc quân lại phân phong Vân Thuỷ thành!

Tuy người thụ phong chính là đệ đệ cùng một mẹ với Quốc quân.

Khiến những đại thần trong điện cảm thấy kinh ngạc còn có cả lời “Lệnh cho ngươi trấn thủ phía Nam” của Quốc quân. Lời ấy mang ý nghĩa rằng sau này trấn thủ Vân Thuỷ thành, sẽ không có cách nào quay về quản lý đủ loại quan lại, làm Lệnh doãn Dung Quốc.”

Các đại thần còn đang trong trạng thái khiếp sợ, không nhịn được mà nhìn Linh công tử, lại thấy sắc mặt y cực kỳ bình tĩnh.

Quốc quân và Linh công tử luôn luôn thân mật, Quốc quân lại tuyên bố tin tức này trước mặt đủ loại quan lại, hẳn là đã lén lút nói trước với Linh công tử từ sớm rồi.

Cận thần dâng sách ngọc lên trước mặt Chiêu Linh, y duỗi hai tay nhận lấy, trả lời: “Dạ!”

Y vững vàng nâng sách ngọc trong tay, đây cũng chẳng phải vật gì nặng nề, đối với Chiêu Linh lại tựa như vạn cân, Quốc quân đã giao phó lại Vân Việt vào tay y.

Thấu Linh công tử đã tiếp lấy sách ngọc, những đại thần cũng không thất thố vì ngạc nhiên nghĩa, chỉ còn cảm khái.

Quốc quân không ngờ vực Linh công tử, ban tặng Vân Thuỷ thành đã từng là cố đô Vân Việt vào tay Chiêu Linh; mà Linh công tử từ bỏ chức quan Lệnh doãn, tự nguyện trấn thủ Vân Thuỷ thành vì quốc gia.

Chốn cũ Vân Việt vô cùng trọng yếu với Dung Quốc, không chỉ bởi vì Vân Việt có quặng mỏ lớn nhất trời đất – núi Tử Đồng, mà Vân Việt còn là kho lúa.

Chỉ cần thống trị tốt Vân Việt, Dung Quốc sẽ không phải lo lắng việc thiếu lương thực; chỉ cần thống trị tốt Vân Việt, Dung Quốc sẽ có sức lực mà thống nhất thiên hạ.

Hai tay Chiêu linh nâng sách ngọc lên, lui đến bên cạnh, đứng đầu hàng ngũ đại thần.

Mỗi đời Dung Quốc đều có Lệnh doãn, ấy là đệ đệ của Dung Vương.

Các đại thần biết rõ, kể từ hôm nay Linh công tử chính là Vân Thuỷ quân, đã không có cách nào suy đoán Lệnh doãn Dung Quốc sẽ là ai nữa.

Sau khi bãi triều, Chiêu Linh đi chung với Vệ Bình, ngự hầu theo chân nâng sách ngọc Quốc quân ban tặng, rập khuôn từng bước theo tuỳ tùng.

Vệ Bình hỏi: “Cha mẹ còn chưa đi xa, không biết Vân Thuỷ quân sẽ phái vị nào cùng theo thống trị Vân Thuỷ thành?”

Che mẹ còn chưa đi xa, phụ vương của Chiêu Linh đã chết bệnh, lời này nhắc tới mẫu thân y là Hứa Cơ phu nhân. Sau khi Hứa Cơ phu nhân từ trần, Chiêu Linh mới có thể rời khỏi Dần Đô, định cư về nơi đất phong.

Chiêu Linh nói: “Người này là môn khách của ta, Vệ Đại phu có quen biết, tên là Nguỵ Vĩnh Yên.”

Trước khi Thái tử đăng cơ, Vệ Bình cũng từng là môn khách của Thái tử, bây giờ cũng đã là Đại phu của Dung Quốc rồi.

Vệ Bình vừa nghe nói là Nguỵ Vĩnh Yên bèn cười, nói: “Quả thật là y! Trước đây Vân Thuỷ quốc từng dâng “Vân Việt thập sách” lên cho Quốc quân, hẳn người chấp bút chính là Nguỵ khanh rồi.”

Chiêu Linh nói: “Là y.”

Vân Việt thập sách là mười bài sách văn thống trị Vân Việt, đã có mấy chủ trương được Quốc quân thi hành.

Sau khi trò chuyện cùng Vệ Bình, Chiêu Linh leo lên xe ngựa, đi về Phủ đệ của mình. Quan chức trên đường trông thấy đều dồn dập né tránh, nếu không phải là người vô cùng quen thuộc với chế độ cung đình, e rằng sẽ cho là người ngồi trên xe chính là Quốc quân.

Nhìn theo Chiêu Linh rời đi, Vệ Bình cảm khái: “Các công tử của một quốc gia nhiều vô số kể, nhưng luận về hiền năng trung nghĩa, chẳng mấy ai có thể sánh cùng Linh công tử, chỉ tiếc…”

Chỉ tiếc Linh công tử lại không muốn đảm nhiệm chức vụ Lệnh doãn.

Với tính nết của Quốc quân, nếu không tìm được người phù hợp hơn Linh công tử để đảm nhiệm vị trí này, e rằng chức Lệnh doãn sẽ bị bỏ trống.

Hai thị nữ cởi bảo kiếm và ngọc bội bên hông Chiêu Linh xuống, một người nâng ngọc bội lên, cười nói: “Hôm nay trang phục của Vân Thuỷ quân hệt như đại hôn vậy.”

Hai nàng hầu hạ Chiêu Linh đã nhiều năm, hôm nay lại cao hứng vì Chiêu Linh được phong là Vân Thuỷ quân, thường ngày vô cùng quen thuộc nên mới dám nói giỡn cùng Chiêu Linh.

Hôm nay Chiêu Linh thụ phong, áo quần xa hoa đến cực điểm, thường ngày cũng rất ít khi mặc trang phục như vậy, chẳng trách thị nữ lại liên tưởng đến đại hôn.

Chiêu Linh ngồi xuống, trước mắt là một mặt gương đồng. Y nhìn dáng dấp của chính mình trong gương, ấy là một nam tử trẻ tuổi mặt mày như tranh vẽ, thân vận lễ phục hoa mỹ tựa như hôn phục, bất luận là tuổi tác hay phục trang cũng hệt như một tân lang.

Y nói: “Chớ có hồ ngôn loạn ngữ, lấy phát quan xuống, cũng thả búi tóc của ta xuống.”

Hai thị nữ một người nhẹ nhàng cẩn thận từng li từng tí lấy phát quan điểm châu xuyến xuống, một người gỡ bỏ búi tóc cầu kỳ, thả một đầu tóc đen của Chiêu Linh xuống.

Tóc dài xoã tung sau lưng, nam tử kiêu căng ngạo mạn trong gương đồng trong nháy mắt đã trở nên vô cùng nhu hoà.

Trường bào đẹp đẽ rộng thùng thình bị bỏ đi, sau khi cởi đi từng tầng quần áo, Chiêu Linh chỉ còn xiêm y thiếp thân, bóng người lại càng thêm thon dài gây o+gò.

Y khoác tóc dài đi vào bồn tắm, giữa làn xương mịt mờ tựa như có thể thấy được dáng vẻ khi còn niên thiếu.

Thời niên thiếu ấy đã qua từ lâu, người ấy từng hầu hạ làm bạn bên cạnh một tấc cũng không rời, nay cũng đã tan thành mây khói.

Chiêu Linh bước vào trong bể, nước tắm ấm áp nhấn chìm mắt cá chân y, tiếp theo là đầu gối, nửa người. Y nằm xuống, khiến nước vây xung quanh cổ, hơi nước choán đầy khuôn mặt.

Y nhắm mắt ngừng thở, trước mắt như hiện lên một khuôn mặt vô cùng quen thuộc. Ấy là một gương mặt anh tuấn nhưng vô cùng tiều tuỵ, mày kiếm mắt sao, trên cằm mọc đầy râu tua tủa.

Lần cuối cùng Chiêu Linh trông thấy Việt Tiềm là bộ dạng ấy.

Dưới bờ lau sậy đong đưa của con sông Nam Di, hai người họ gặp gỡ lần cuối cùng đã là chuyện của một năm trước rồi.

Nước chảy ào ào, nửa người trên của Chiêu Linh nhô lên khỏi mặt nước. Nước trong chảy qua mặt mày, tóc tai, xiêm áo của y, y mở mắt ra, một vệt nước lấp lánh trượt từ khoé mắt xinh đẹp xuống, tựa như rơi lệ.

Khi tình cờ, y vẫn nhớ tới Việt Tiềm, là tình cờ, cũng không thường như vậy.

Chiêu Linh lau nước trên mặt đi, nửa người dựa vào bồn tắm, thư thái thả lỏng. Y nhắm mắt nghỉ ngơi, không phát hiện ra một nhánh hào quang từ cửa sổ chiếu vào trong bồn tắm, thả tung trên người mình.

Áo trắng bằng lụa mềm ẩm ướt trên thân y sáng lên lấp lánh, tựa như cánh chim, người và áo rạng ngời rực rỡ giữa ánh nắng sáng rực, phảng phất tựa như là chim Phượng.

***

Trong phòng tràn ngập hơi nước ấm áp, khi bầu trời xuất hiện luồng ánh sáng thứ nhất, hào quang giao hoà cùng hơi nước, tựa như tạo nên ảo giác tựa như là mộng mị.

Việt Tiềm cởi quần áo trên người ra, bước vào suối nước nóng. Xung quanh đầm nước còn có mấy Vu sư, tay bọn họ nâng đủ các loại đồ dùng, đứng hầu bên cạnh.

Những món đồ ấy có xông hương liệu, có đồ trang sức đeo ở đai áo, phần lớn đều là áo quần.

Ôn tuyền ở sâu trong động đá, trừ một lỗ tròn được tạc ra để ánh sáng chiếu vào bên trong còn có vô số ngọn đèn chiếu sáng trong động.

Vòng sáng lớn ấy hiển nhiên không phải do tự nhiên mà thành, ấy thực ra là đôi mắt, là một đôi mắt của Thanh xà được khắc trên đá.

Nếu như đánh giá từ bên ngoài động đá sẽ phát hiện ra đây là hình khắc của một con Thanh xà rất lớn, trên đầu có sừng, lưng có bờm dày, chính là tộc huy của Vương tộc Vân Việt.

Giờ khắc này, Việt Tiềm đang tắm trong ao của Thần miếu Thanh Vương – chính là nơi chuyên cung cấp nước tắm cho Vân Việt Vương trước khi cúng tế.

Nhiệt độ nước trong ôn tuyền cao hơn những ngày bình thường, khiến da dẻ người ngâm đỏ lên, mồ hôi nóng hổi không ngừng chảy từ trong lỗ chân lông ra.

Trên người Việt Tiềm có không ít những vết thương cũ, khi ngâm mình dưới ôn tuyền, những vết thương ấy giống như đang có kiến bò lên trên, khiến hắn không khỏi nhớ tới những lúc bị thương, để lại từng vết sẹo.

Có trúng tên, có kiếm rạch, cũng có vết roi…

Giữa mây mù bao phủ, quá khứ như xẹt qua trước mắt Việt Tiềm.

Khi còn nhỏ vong quốc, bị Dung binh bắt làm tù binh, suýt nữa đã bị giết chết trên tế đàn; may mắn giữ được tính mạng, lại bước lên con đường gian khổ, bị đưa tới Hữu uyển làm nô lệ.

Trên con đường trưởng thành đaafy gian khổ, học được cách nhẫn nại dưới đòn roi, giữa tuyệt vọng nội tâm lại đong đầy thù hận.

Khi trâu rừng phát rồ, thiếu niên nô lệ vật lộn với thú hoang, máu như nhuộm đỏ cả thân thể, đã sức cùng lực kiệt.

Vào thời khắc nguy nan nhất, một tiểu công tử mặc tiễn phục xanh biếc, tay cầm cây cung đỏ như lửa xuất hiện. Y kéo căng dây cung, bắn liên tục ba mũi tên vào con trâu đang phát điên, cứu được tính mạng của thiếu niên nô lệ.

Đó là tiểu công tử vô cùng kiêu ngạo, đẹp đẽ của Dung Quốc.

Việt Tiềm làm bạn bên cạnh y, nhìn y từ từ lớn lên, từ thiểu thiếu niên đến thiếu niên, sau đó đến thành niên.

Linh công tử.

Hắn nhắm mắt lại, duỗi một tay ra giữa làn hơi nước, tựa như đang ve vuốt khuôn mặt của một người nào đó.

Trong tay trống không, không hề có thứ gì.

Việt Tiềm thu tay lại, đặt trườc ngực rồi ngừng thở, chìm người vào trong nước.

Đây là một phần của nghi thức, hắn cần phải chìm vào trong nước ba lần, lại nổi lên ba lần, tượng trưng cho việc rửa trôi tất cả những tạp niệm.

Làm sạch thân thể, làm sạch linh hồn.

Lần thứ ba trồi từ dưới nước lên, lúc này Việt Tiềm mới mở mắt, chậm rãi đứng dậy. Hắn đạp bậc đá rời khỏi ôn tuyền, giữa tầng tầng hơi nước, Vu sư hầu hạ hắn mặc quần áo.

Trang phục của Vân Việt và Dung Quốc không giống nhau lắm. Quý tộc của Vân Việt sẽ thường mặc một kiểu trường bào đơn tay.

Kiểu trường bào ấy chỉ có ống tay áo bên phải, bên tay trái thì không.

Vu sư đeo lên cánh tay trái Việt Tiềm một cái vòng vàng có hoa văn – Vương tộc Vân Việt đeo vòng khắc hình rắn trên cánh tay, đây là vật tượng trưng cho thân phận.

Ngoài áo bào đơn tay là cẩm bào hoa mỹ rộng lớn, cẩm bào ấy không có vạt áo, nút buộc được chế tác từ vàng ngọc.

Đây là Vương bào của Vân Việt, tuy hình thức đã cũ nhưng vẫn có thể trông thấy rõ ràng qua bức hoạ được khắc trên Thần miếu Thanh Vương.

Sau khi mặc xong xuôi, giờ đây trước mặt Vu sư là Vân Việt Vương oai hùng trầm tĩnh. Hắn còn rất trẻ, chỉ hệt như vừa mới thừa kế Vương vị của  phụ vương mà thôi.

Phản phất chưa từng lang bạt giữa nhân gian, chưa từng bị lưu lạc làm đầy tớ, chưa từng vượt qua mọi khó khăn khổ sở khi chiến đấu.

Nếu quan sát kỹ vị quân vương tuổi trẻ này, sẽ phát hiện mặt mày hắn có vết thương, sẽ thấy giữa đôi mày hắn đong đầy tang thương, sẽ thấy đôi con ngươi ấy thâm thuý đen trầm sâu thẳm.

“Đại Vương, giờ lành đã đến.”

Thường phụ thân vận trang phục của quan chức Vân Việt, mặt mày đầy vẻ mừng vui, đến bên cạnh Việt Tiềm thông báo.

Trên hành lang có vô số người đã tụ tập, bọn họ đều mặc trang phục quan chức Vân Việt, mỗi người đều trông chờ mong mỏi, chờ đợi Quốc quân xuất hiện.

Do suốt ngày đánh trận, rất nhiều võ quan lôi thôi lếch thếch, hôm nay chỉnh lý lại một chút, ai nấy đều vô cùng uy vũ.

Mọi người đều hiếu kỳ, không biết sau khi Đại Vương của bọn họ mặc Vương bào sẽ trông như thế nào.

Việt Tiềm gật đầu với Thường phụ, ra hiệu đã biết.

Bên hông hắn được thắt ngọc bội, ngọc bội của Vân Việt và Dung Quốc cũng gần giống như nhau, chỉ có chạm khắc phía trên là khác.

Cuối cùng cũng mặc xong trang phục của Vân Việt Vương, từng Vu sư bên người Việt Tiềm đều lui lại theo thứ tự.

Việt Tiềm cất bước đi về cửa lớn. Ống tay áo Vương bào rung động, ngọc khí trên người vang vọng leng keng.

Đám người chờ đợi bên ngoài nghe tiếng lập tức nhìn lại. Bọn họ tự giác nhường ra một con đường, dồn dập khom mình hành lễ, không dám nhìn thẳng, cũng không dám liếc nhìn.

Chờ sau khi Việt Tiềm đi xa, đứa bé con người Vân Việt đã lay nhẹ ống tay áo Phong Trình, cười nói: “Hôm nay Đại Vương thật là đẹp!”

Phong Trình vừa định mở miệng nói đứa bé con giữ im lặng, Phong Bá Ích đã trừng nó một cái.

Tất cả mọi người đều vô cùng nghiêm túc, trang trọng, đứa bé con cũng thu tính trẻ con lại, không dám lên tiếng nữa.

Thần miếu Thanh Vương là một nơi vô cùng thần thánh, lúc thường không có mấy người được phép tiến vào trong. Hôm nay là ngoại lệ, chỉ có ngày Quốc quân đăng cơ, quần thần mới được cho phép tiến vào trong Thần miếu.

Lúc này trời đã xẩm tối, hành lang dài dằng dặc có vô số ngọn đuốc, điểm cuối sâu thẳm âm u, một mảng tối tăm.

Việt Tiềm và Vu sư đi xuyên qua hành lang, biến mất ở điểm cuối. Bọn họ đi vào Chủ điện, những người đi cùng cũng xuyên qua hành lang, theo chân người phía trước.

Động đá rộng lớn, trên đỉnh dường như chứa cả bầu trời. Cõi lòng mọi người tràn ngập kính nể, im lặng không nói, bên tai chỉ có tiếng bước chân và tiếng áo quần cọ sát vào nhau.

Đây là lần đầu tiên họ tiến vào Thần miếu Thanh Vương, cảm thấy vô cùng chấn động.

Sau khi thích ứng được với bóng tối, bỗng nhiên một mảng ánh trăng lại đập vào mặt. Mảng ánh trăng ấy ở ngay chính giữa Chủ điện, nơi ấy có một bức tượng đá cao lớn hùng vĩ, là tượng của Thanh Vương.

Thân ở nơi hang động sâu thẳm, ánh trăng không thể rọi sáng cả toà Chủ điện được, có điều bốn phía nơi đây cũng không hề tăm tối, chỉ cần ngẩng đầu ắt sẽ thấy xung quanh tượng đá có vô số ngọn đèn, chiếu vào đỉnh hang đen kịt tựa như tinh không.

Việt Tiềm đi lên trước đàn tế, nhận lấy con dao tế trong tay lão Vu sư. Hắn dùng dao cắt ngón trỏ tay trái, nhỏ máu tươi vào trong một cái chén hồng.

Lão Vu sư mang một con thanh xà tới, cắt một dao trên trán con thanh xà rồi nhỏ máu rắn vào trong chén hồng, trộn lẫn cùng với máu của Việt Tiềm.

Chiếc chén hồng ấy được đưa tới trước mặt Việt Tiềm. Hắn dùng ngón tay dính máu chấm vào vết máu trong chén rồi bôi lên môi mình, đây là nghi thức người và Thần cùng uống máu kết minh.

Đối tượng uống máu được tượng trưng là Thanh xà Thanh Vương.

Lão Vu sư cũng nâng tay lên chấm máu trong chén, bôi lên miệng con thanh xà.

Nghi thức uống máu hoàn tấn, Vu sư cùng hát lên một bài ca, bài ca cổ ca ngợi Thanh Vương vang vọng trong Thần miếu.

Sau khi hát xong, lão Vu sư mang một cái mâm sơn son rất lớn đến, đặt trước mặt Việt Tiềm. Trong mâm là một cái búa ngọc, đây là vật tượng trưng cho Vương quyền.

Việt Tiềm nắm lấy búa ngọc, ngước lên nhìn tượng đá Thanh Vương cao to. Trong tay Thanh Vương cũng nắm một chiếc búa đá thật lớn.

Khi Việt Tiềm nắm lấy búa ngọc, mọi người dồn dập quỳ xuống, những người ấy bao gồm cả những Vu sư còn đang ca hát, còn có lão Vu sư đã giao búa ngọc cho Việt Tiềm.

Việt Tiềm chậm rãi xoay người, nhìn về phía những quan chức Vân Việt đang quỳ lạy trên mặt đất. Hắn giơ cao búa ngọc qua vai, tư thế trang nghiêm, hệt như tượng đá Thanh Vương phía sau lưng.

Tựa như là một thể.

Mọi người vô cùng kích động, chỉnh tề hô to: “Thanh Vương!”

Đối với con dân Vân Việt mà nói, Việt Tiềm chính là Thanh Vương tái thế.

Đọc truyện chữ Full