Lúc Chung Diệp quay trở về trạm dịch đã là chính ngọ.
Thái giám và thị vệ loạn thành một đoàn trách tội lẫn nhau, an nguy của Thiên tử liên quan đến tính mạng cả nhà bọn họ. Chung Diệp đi cả đêm không về, tất cả mọi người đều sợ hắn gặp bất trắc gì bên ngoài.
Bây giờ người đã trở lại, tuy thái độ của Chung Diệp vẫn giống hệt ngày thường, mặt mày cũng lãnh lệ không nói câu nào, nhưng thái giám Trịnh Như vẫn nhận ra tâm tình hắn khá tốt.
Trịnh Như tiến lên nói: "Hoàng Thượng, Nghênh Châu sáu trăm dặm khẩn cấp truyền tin đến Kinh thành, mời Hoàng Thượng xem qua."
Chung Diệp tiếp nhận chiết tử* từ tay Trịnh Như, người sau lớn mật đánh giá thêm vài lần.
(*Chiết tử 折子: cuốn sổ nhỏ chỉ gồm một trang giấy nhưng được xếp thành nhiều mặt, hai bìa trước sau bằng gỗ hoặc giấy cứng, ngày xưa hay dùng để viết tấu chương)
(*Chiết tử 折子: cuốn sổ nhỏ chỉ gồm một trang giấy nhưng được xếp thành nhiều mặt, hai bìa trước sau bằng gỗ hoặc giấy cứng, ngày xưa hay dùng để viết tấu chương)
Trịnh Như suy đoán Nghênh Châu sắp tạo phản.
Hắn ta đi theo Chung Diệp đã năm năm, nhưng vẫn không đoán được ý nghĩ của vị Đế vương trẻ tuổi này, xưa nay Chung Diệp hiếm khi lộ rõ vui giận, cho dù gặp phải tình huống hung hiểm thế nào đều có thể duy trì thái độ bình tĩnh.
Thái Hậu và Thịnh gia nắm giữ triều chính gần hai mươi năm, trên dưới Huyên triều bị bọn họ lũng đoạn đến sắp sụp đổ, sau khi Chung Diệp làm cỏ Thịnh gia lại tiếp tục rơi vào một cục diện rối rắm khó giải quyết.
Chung Diệp xem xong chiết tử thì đặt cuốn sổ xuống.
Lần này hắn cải trang vi hành không có bao nhiêu người biết, các đại thần trong kinh chỉ biết Hoàng thượng bị bệnh đang nghỉ dưỡng tại hành cung.
Chung Diệp sức khoẻ dồi dào, trên đường tư tuần cũng không hề bỏ bê triều chính, cho nên toàn bộ sự vụ cứ theo lệ thường, có chuyện gì gấp gáp đều viết vào chiết tử đưa đến trước mặt Chung Diệp, hắn sẽ nhanh chóng hồi đáp.
Hôm nay sau khi xử lý hết chính vụ, Chung Diệp gọi Trịnh Như đến gần phân phó vài câu.
Nghe xong mặt mày hắn ta hơi biến sắc, nhưng không dám phản bác Chung Diệp, Hoàng thượng nói cái gì thì chính là cái đó: "Thưa vâng, nô tài lập tức đi sắp xếp."
......
Hi Trì viết một phong thư gửi về Hi gia.
Thành Vương tìm y khắp nơi, đang yên lành dưỡng thương ở trang viên ngoại ô, mười lăm tháng tám ông ta đích thân đến đón con trai về nhà, kết quả một người lớn như vậy mà tìm đâu cũng không thấy. Thành Vương cho rằng Hi Trì lén trốn về Lật Nam, suýt nữa thì bị y làm cho tức chết.
Hi Trì thông báo nơi mình đến, cũng trấn an sau một thời gian nữa sẽ trở về nhà, phụ thân không cần quá lo lắng.
Ba ngày sau Thành Vương gửi hồi âm, vừa phủ đầu đã trách mắng Hi Trì bất hiếu, mắng một hơi từ đầu thư đến cuối thư.
Da mặt Hi Trì không quá dày, hai tai đỏ bừng lên cảm thấy mình quả thật là bất hiếu, có thể chọc cho cha tức giận thành như vậy.
Đến đoạn kết thư Thành Vương bổ sung thêm một câu "Đi ra ngoài đừng nên tiêu pha dè sẻn, nhớ phải ăn ngon uống tốt tự biết chăm sóc mình."2
Hi Trì từ trong phong thư rút ra được một tờ ngân phiếu năm ngàn lượng.
Suýt nữa thì y quên mất cha mình hiện giờ là vị vương khác họ hiển hách nhất toàn bộ Huyên triều.
Mấy năm trước Thành Vương đúng là gặp nhiều khổ ải, vì khi đó Thịnh Thái hậu vẫn nắm giữ triều chính, ông ta và Thịnh gia có quan hệ không tốt. Về sau Thành Vương móc nối với Hoàng đế Chung Diệp cướp lấy binh quyền từ Thịnh gia, hai bên nội ứng ngoại hợp gây ra một trận cung biến, thành công cầm tù được Thái hậu.
Làm đại thần chuyện kiêng kị nhất chính là công cao chấn chủ, quá nhiều chiến tích chủ tử không thể thưởng cái gì đành phải thưởng ban chết.1
Sau khi Chung Diệp thượng vị thành công, Thành Vương thông minh chắp tay giao ra toàn bộ binh quyền, không lộ ra nửa phần lưu luyến quyền cao chức trọng. Đương kim Hoàng thượng có thể từ một con rối trở thành kẻ tay nắm quyền lực đương nhiên không phải người ngu ngốc, từ đó về sau Thành Vương nhận hết sủng ái, trở thành tâm phúc của Đế vương.
Cho nên hiện tại Thành Vương tiền quyền đều có đủ, đưa cho con trai năm ngàn lượng tiêu vặt cũng không thành vấn đề.
Sư huynh Cố Lương của Hi Trì mấy hôm nay bận rộn đi diệt thổ phỉ, hắn làm tri huyện Thanh huyện, nơi này đặc biệt có nạn cướp bóc nhũng nhiễu khiến dân chúng lầm than. Nếu Cố Lương muốn gây dựng chiến tích thì chuyện phải làm đầu tiên chính là tiêu diệt hết thổ phỉ, dù sao nơi ăn chốn ở thái bình bá tánh mới có tâm trí đi làm việc khác, chứ ba ngày một trận cướp nhỏ năm ngày một đợt cướp lớn làm gì có ai chịu đựng nổi.
Hi Trì chia cho Cố Lương ba ngàn lượng để hắn phân phát cho các bá tánh bị thổ phỉ cướp đoạt không còn của cải.
Bản thân Cố Lương không thiếu tiền, nhưng cư dân Thanh huyện thì có, vốn nơi đây đã là vùng đất nghèo khổ, tri huyện tiền nhiệm ra sức vơ vét đến không còn gì, còn bao nhiêu lại bị cướp bóc hết sạch, đại đa số người dân trong vùng đều sống không quá tốt.
Cố Lương có tiền nhưng không tình nguyện phân chia cho dân, hắn chỉ từng nghe người ta nói "Ba năm tri phủ thanh liêm, mười vạn bạc trắng nắm liền trong tay", chưa từng nghe đến chuyện làm quan còn phải đi cho bạc. Bị biếm đến nơi này đã đủ ấm ức rồi, còn lấy tiền túi của mình ra cứu tế chẳng phải oan uổng hơn sao.
Bởi vì thời gian bọn thổ phỉ đi đánh cướp không cố định, Hi Trì liền đưa ra kế sách cho Cố Lương.
Bọn họ phao tin tri huyện đi tuần tra phát hiện ra một thôn nào đó đặc biệt có nhiều người già yếu, phần lớn trai tráng trong thôn đều gia nhập quân ngũ, triều đại này không chỉ coi trọng hiếu đạo mà còn xem trọng cả binh lính, cho nên tri huyện phát tặng cho mỗi một vị phụ lão trên sáu mươi trong thôn năm lượng bạc để khích lệ tinh thần.
Bạc đúng là có phát xuống thật, chuyện này lan truyền rất nhanh, năm lượng bạc là số tiền lớn đủ cho một thôn dân sinh sống trong hai năm. Tiền của người già là dễ cướp nhất, ngay hôm sau bọn thổ phỉ đã nắm vũ khí xuất quân đi cướp, kết quả chưa vào được đến thôn đã bị quan binh mai phục bên ngoài tóm gọn.
Chuyện phát bạc lan truyền nhanh chóng là vì Hi Trì đã cho dán bố cáo khắp nơi, còn chuyện thổ phỉ bị bắt thì giữ rất nghiêm mật, không cho phép bất kỳ ai nói ra ngoài. Sau hai ba lần sử dụng cùng một biện pháp, chỉ trong thời gian ngắn Thanh huyện thái bình lên rất nhiều.
Sau khi cuộc sống yên bình trở lại thị trấn ngày càng náo nhiệt, việc thông thương buôn bán cũng thịnh vượng lên.
Hi Trì mãi không sửa được tật xấu tiêu tiền không suy nghĩ, đáng tiếc Thanh huyện quá nhỏ, trong thị trấn không bày bán được thứ gì hiếm lạ, ngay cả trà trong trà lâu cũng không ngon bằng ở nhà.1
Dù y có tiền cũng không có chỗ nào tiêu.
Cho đến một hôm y trông thấy một người đàn ông trung niên mặt trắng không râu ngồi bán tua quạt.
(*Tua quạt - 扇坠: vật trang trí gắn dưới cây quạt gồm dây tua gắn kèm với đá quý, ngọc hoặc gỗ điêu khắc)
(*Tua quạt - 扇坠: vật trang trí gắn dưới cây quạt gồm dây tua gắn kèm với đá quý, ngọc hoặc gỗ điêu khắc)
Trên bàn chỉ có ba cái tua quạt được khắc từ hạt cây, một chiếc là hạt anh đào, một chiếc hạch đào, chiếc còn lại là hạt trám. Hai mắt Hi Trì sáng rực tiến lên hỏi: "Tua quạt này bán thế nào?"
"Bốn trăm văn tiền một cái, một lượng bán hết ba cái." Ông chủ quầy giọng hơi chói, nhưng khí độ lại bất phàm, đôi mắt ưng dữ tợn đánh giá Hi Trì từ trên xuống dưới một phen, "Ngài muốn cái nào?"
Hi Trì gật đầu: "Lấy hết, đây là đồ do ông khắc?"
Trịnh Như sống hơn bốn mươi năm lần đầu phải ngồi trên phố bán hàng, dù sao hắn ta đường đường là tổng quản thái giám, ở Huyên triều cũng là một nhân vật khó lường.
Bây giờ chủ tử ra lệnh, Trịnh Như không thể không cải trang thành tên bán hàng rong nho nhỏ: "Ông nội ta điêu khắc."
—— Vạn Tuế Gia tự tay khắc, nếu ở nơi khác, đừng nói là bốn trăm văn, đến bốn trăm lượng cũng không mua nổi.6
Hi Trì lấy túi ra muốn trả tiền, Trịnh Như lại nói: "Công tử, toàn bộ đều có người đặt trước rồi."1
"Đã có chủ?" Hi Trì hơi thất vọng, bởi vì y thật sự yêu thích, "Có cái nào giống thế này nữa không?"
"Không có." Trịnh Như trả lời, "Đây là ba chiếc tốt nhất của ta."
Một bàn tay khớp xương rõ ràng đột nhiên vươn tới cầm lấy tua quạt trên bàn: "Diêu công tử, người thích sao?"7
Trịnh Như nhanh nhẹn đứng lên: "Chính là vị Lý công tử này vừa mới mua."
Hi Trì quay đầu lại, nhìn thấy gương mặt lạnh lùng tuấn tú của Chung Diệp thì lắp bắp kinh hãi, không ngờ lại trùng hợp đến thế: "Lý huynh."
Chung Diệp khẽ mỉm cười: "Diêu công tử, chúng ta lại gặp nhau."22
Hi Trì nói: "Thật là có duyên, thế mà cả hai lại nhìn trúng một thứ."1
Chung Diệp đưa tua quạt đến trước mặt Hi Trì: "Nếu công tử thích, ta tặng toàn bộ lại cho ngươi."
Hi Trì không từ chối, y thật sự rất thích hoa văn chạm trổ trên tua quạt: "Đa tạ Lý huynh."
Những kẻ đọc sách như Hi Trì một năm bốn mùa đều thích cầm quạt, trong tay y cũng đang nắm một cây quạt gỗ trầm, bên dưới gắn sợi tua trang trí song ngư bằng bạch ngọc. Chiếc tua quạt này đã ở bên Hi Trì bảy tám năm, chất ngọc ôn nhuận hoàn mỹ khắc hai con cá nhỏ quấn vào nhau cực kỳ sống động.
Hi Trì gỡ tua quạt song ngư xuống: "Cái này xem như quà đáp lễ, Lý huynh đừng ghét bỏ."2
Chung Diệp nhận lấy.
Hi Trì cười: "Có phải Lý huynh ở gần đây?"
Chung Diệp nắm tua quạt trong lòng bàn tay, hắn không quen cầm quạt cả ngày như Hi Trì, nhưng vẫn rất thích thứ này: "Đúng rồi, ta ở thị trấn ngay bên cạnh, có muốn về nhà ta cùng uống ly trà không?"
Hi Trì không hề khách khí: "Muốn chứ."
Tính cách Chung Diệp hào phóng, Hi Trì thích kết giao với loại bằng hữu này nhất, hai người gặp lại ở một nơi xa lạ cũng xem như có duyên phận.
Bọn họ sóng vai nhau đi khoảng hai khắc mới đến nơi, vốn Hi Trì còn dắt theo ngựa, Chung Diệp thấy y đi đường khập khiễng liền thay y dắt.
Hắn không hỏi về thương tích dưới chân Hi Trì, cho dù thật sự là tàn tật cũng chẳng phải chuyện lớn, phàm là người sao có thể thập toàn thập mỹ.1
Trước mặt là một hàng rào tre quây xung quanh một mái nhà tranh, Chung Diệp đẩy cửa gỗ ra, Hi Trì không nhịn được liếc nhìn hắn một cái. Dung mạo Chung Diệp quá mức quý khí, trên người mặc áo vải thô còn đẹp hơn người thường mặc lụa là gấm vóc rất nhiều.
Trong nhà bày biện sạch sẽ, bàn ghế không dính một hạt bụi, trong bình gốm còn cắm mấy bông hoa cúc trắng.
Hi Trì sinh ra mấy phần kính trọng với Chung Diệp.
Hắn đặt một bát trà sứ thô trước mặt Hi Trì, y uống một ngụm, sau đó mới phát hiện ra trong nhà Chung Diệp hình như chỉ có duy nhất một chiếc bát trà.
Cũng quá nghèo.1
Hi Trì lập tức sinh lòng thương tiếc: "Lý huynh đang chuẩn bị khoa cử sao?"
Chung Diệp gật đầu: "Năm trước danh lạc tôn sơn*, phải thi lại. Thường ngày ta nhận viết thư từ cho người khác kiếm tiền mưu sinh."4
(*名落孙山: thi rớt nhưng nói theo cách quý phái~)5
Mùa thu ở Thanh huyện thường xuyên có mưa, trong lúc hai người đang nói chuyện, ngoài trời đột nhiên đổ trận mưa to.
Hi Trì không ngờ căn nhà này còn bị dột nước.
Sắc mặt Chung Diệp tối sầm, hắn cũng không ngờ Trịnh Như lại đi tìm một căn nhà rách nát khiến mình mất hết mặt mũi như thế. Trời cứ mưa rả rích đến tối, mặt đất lầy lội toàn bùn, đương nhiên Hi Trì không thể trở về nhà.7
Y tính đến chuyện lên trấn trên tìm một gian phòng trọ ngủ tạm qua đêm.
Chung Diệp nói: "Phòng trọ khách điếm trên trấn vừa bẩn vừa chật hẹp, chăn nệm cũng toàn rận bò, nếu công tử không chê thì cứ ở lại nhà ta."3
Hi Trì thân cao hơn bảy thước, Chung Diệp lại tám thước có thừa.
Hi Trì nhìn qua chiếc giường của hắn, hai người lớn nằm có lẽ sẽ rất chật chội. Hơn nữa giường này chỉ được lót rơm, chăn lại chỉ có một tấm.
Hi Trì không muốn ở phòng trọ có rận rệp bò xung quanh, nhưng cũng không muốn cùng chen chúc với Chung Diệp trên một chiếc giường rơm nhỏ như vậy.
Chung Diệp nheo mắt: "Chẳng lẽ công tử ghét bỏ nơi này?"3
Hi Trì không muốn tổn thương lòng tự tôn của đối phương: "Tuyệt đối không có ý đó, ta chỉ lo lắng đêm nay Lý huynh ngủ không thoải mái."
Chung Diệp: "Ta không ngủ, tối nay ta phải đọc sách."
Nói rồi hắn đốt đèn dầu lên.
Chung Diệp đọc sách dưới ngọn đèn vàng, đến tối Hi Trì mặc nguyên quần áo ngủ trên giường hắn.
Y hoàn toàn không ngủ được, bởi vì rơm rạ bên dưới chọc lên rất khó chịu, Hi Trì vốn là công thế gia, đương nhiên từ nhỏ đã da kiều thịt quý.
Đám người Trịnh Như không tính đến chuyện Chung Diệp sẽ ở lại qua đêm, căn nhà này bọn họ chỉ bài trí bắt chước sao cho giống nhà của các thư sinh nghèo để qua mặt Hi Trì, mà đa số người nghèo đều nằm giường lót rơm rạ.2
Hi Trì thấy hắn đọc sách đến tận nửa đêm, không nhịn được nói: "Để ta nằm dịch vào, Lý huynh, huynh cũng đi ngủ đi."
Chung Diệp từ chối hai lần mới đi đến bên giường.4
Hắn thấy Hi Trì ngủ không quá thoải mái bèn lấy chiếc chăn bông duy nhất quấn cho y, có chăn lót bên dưới sẽ không bị rơm chọc vào người nữa.
Nhưng Chung Diệp không có gì đắp.
Đêm mùa thu rất lạnh.
Hi Trì muốn mở miệng nói, ngón tay Chung Diệp đã chặn trên môi y: "Ta chịu lạnh quen rồi, mùa đông cũng chỉ đắp chăn mỏng, công tử cứ ngủ đi."
Hai người cách chăn dựa sát vào nhau.
Đèn dầu bị thổi tắt, trong bóng tối Chung Diệp nói: "Có phải Thịnh Nguyệt cũng từng chiếu cố ngươi như vậy không?"1
Trái tim mới hơi ấm lên một chút của Hi Trì nháy mắt hoá lạnh: "Đừng nhắc tới hắn nữa."
Khóe môi Chung Diệp lạnh lùng nhếch lên.
Hắn biết Hi Trì không chịu đựng nổi, y là người tình cảm, có lẽ không dễ quên được chuyện cũ.18
Chung Diệp nói: "Ta lớn hơn công tử mấy tuổi, Diêu Hi, nếu hai ta đã có duyên, hay là ngươi nhận ta làm nghĩa huynh, sau này ta sẽ trở thành ca ca chiếu cố cho ngươi."
Hi Trì thầm nghĩ hai người chỉ mới gặp mặt hai lần, sao chưa gì đã kết bái huynh đệ rồi.
Sau đó y lại nghĩ, bạch đầu như tân khuynh cái như cố*, y và Chung Diệp cũng là vừa gặp đã thân, đối phương ngoại trừ tật xấu thích nhắc tới Thịnh Nguyệt thì không có gì không tốt.1
(*Bạc đầu bên nhau mà như mới biết, vừa gặp mà như đã quen lâu ngày)
Hi Trì gật đầu: "Được, vậy sau này chúng ta chính là huynh đệ."
Hi Trì vốn định nói cho Chung Diệp mình có một người cha đang làm Vương gia, nếu hắn muốn vào triều làm quan thì nói một tiếng nhờ ông ấy giúp là được. Nhưng nghĩ lại Chung Diệp là chính nhân quân tử, mình nói thế khác gì vũ nhục hắn, thế là y đành im lặng không nhắc chuyện này nữa.
Nằm kiểu gì cũng không thoải mái, y nhích sát lại gần Chung Diệp nửa đùa nửa thật: "Gối đầu hơi cứng, ca ca, nếu huynh không ngại thì cho ta mượn tay gối đi."5
Chung Diệp thật sự đưa cánh tay ra cho y gối lên.
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Hôm Nay Bệ Hạ Lại Ghen Sao?
Chương 5
Chương 5