May mắn lớn nhất của Lục Diệp, chính là vị trí cục trưởng cục cảnh sát này.
Không vì cái gì khác cả, chỉ là rất tiện để theo dõi về Vu thiếu gia.
Thời điểm Cục trưởng Lục dừng xe tại hẻm hồ đồng số mười hai, tình hình đã được khống chế.
Đội cảnh sát vừa quét sạch con hẻm Chu Đồng, rực rỡ sắc màu, và những tờ truyền đơn rải rác khắp nơi.
Bên trong có các hiệu uốn tóc phục vụ đặc thù, cửa hàng băng cát-xét và băng dĩa, tiệm Internet, một số làm ăn với các ngành nghề rất thịnh hành vào những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt.
Vu thiếu gia ngồi xổm trong một chiếc xe của đội, còn dựng ngón giữa chỉa thẳng vào người bị bắt chung.
Thoáng thấy bóng dáng Lục Diệp, Vu thiếu gia nhanh trí bất ngờ dựng hết bốn đầu ngón tay còn lại lên, cong khóe môi tặng người đối diện cái phất tay thân thiện, “Bye bye!”
Lục Diệp kéo mở cửa xe, nắm mặt Vu thiếu gia, từ trên cao dòm xuống hỏi: “Một ngày không đánh là leo lên nóc nhà lật ngói phải không? Ngứa da lắm hả?”
Vu thiếu gia chớp chớp mắt, ngửa đầu một cái, chu môi thơm lên cằm cục trưởng Lục, “Hôn hôn, đừng giận.”
Vu thiếu gia vừa nghe câu răn kia liền biết cảnh báo đã được giải trừ, tức khắc không biết xấu hổ dán lên ót Lục Diệp, chóp mũi lành lạnh nhẹ nhàng cọ, nhón chân lướt qua vai Lục Diệp nhìn về phía trước: “Lục Diệp, tối nay mình ăn gì?”
Dưới đây không phải nội dung truyện. Mong độc giả khoan hẵng đọc và thông cảm đợi dùm editor, khi nào các cá nhân và tổ chức chuyên sử dụng các bản chuyển ngữ với mục đích thương mại “tác nghiệp” xong, editor sẽ cập nhật đầy đủ mọi chương. Xin cáo lỗi cùng tất cả các bạn đọc, rất mong được các bạn hiểu cho.
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020; Quyết định số 07/2020/QĐ- TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ, thì bệnh Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A (Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh).
Đồng thời, theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
“Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
- Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
- Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
- Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
- Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.
Do đó, đối với hành vi “người biết mình đã bị nhiễm bệnh Covid-19 mà bản thân không khai báo y tế và vẫn tiếp xúc với mọi người khiến dịch bệnh lây lan rộng”, tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự, cụ thể:
- Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Điều 6. Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Quy định về xử lý hình sự
Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiếm có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
b) Làm chết người.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết 02 người trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, để có căn cứ xử lý hình sự đối với người có các hành vi như trên làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người, cơ quan chức năng cần kiến nghị, đề xuất Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số hướng dẫn cụ thể thi hành Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Theo Bộ Công an)