Trong gia đình, người khiến La Nhất Hải không yên tâm nhất chính là em gái kế. Năm đó đi học đại học xa nhà, anh gần như ngày nào cũng gọi một cuộc điện thoại, gọi đến đến mức La Nhị Hà nói sao anh còn dông dài hơn cả mẹ nhà người ta.
La Nhất Hải đối với La Nhị Hà, trong lòng luôn có một phần áy náy.
Lúc La mẫu mất, La Nhị Hà mới chín tuổi, là con gái duy nhất trong mấy đứa con, cô rất thân với mẹ mình. An tĩnh, hướng nội, đa sầu đa cảm, lúc đó cô bé đã hiểu ý nghĩa của câu “Mẹ không còn nữa”, buổi tối chui vào chăn khóc thút thít cả một đêm.
La Nhất Hải cũng chỉ mới 13 tuổi, cha thì không cách nào thường xuyên ở nhà, hai đứa em trai một thì đang trong độ tuổi “người chê chó ghét”, một đứa thì còn chưa biết nói chuyện, bà con và vú em chẳng một ai là không bị phiền đến gà bay chó nhảy. La Nhị Hà lại càng trở nên hướng nội nhát gan, nếu không phải La Nhất Hải gõ cửa phòng cô, thì ngay cả bàn cơm cô cũng không ra ngồi.
Lúc La Nhị Hà 15 tuổi, có một hôm cô về nhà sớm, rồi tự nhốt mình trong phòng không chịu ra ngoài. Lúc đó Nhạc Nguy Nhiên vừa đến La gia mấy hôm, cùng La Tam Giang hở một chút là trừng mắt trợn mày, ngày nào bầu không khí về tối cũng căng thẳng. La Nhất Hải khó khăn lắm mới trông chừng được hai đứa nó an toàn ai về phòng người nấy, rồi lại kiểm tra bài vở của La Tiểu Hồ, xong xuôi mới nhớ đến La Nhị Hà nãy giờ chưa hề xuất hiện.
Khi gõ mở cửa, phát hiện mắt của em gái đã sưng bụp lên, rõ ràng là đã khóc cả một buổi chiều.
La Nhất Hải sợ vô cùng, hỏi thì cô bé cái gì cũng không chịu nói, hỏi tiếp nữa thì lại khóc lớn, cô bé nói, “Em nhớ mẹ quá”. La Nhất Hải an ủi em gái một hồi, trong lòng vẫn có chút bất đắc dĩ.
Quay đầu lại, anh nhìn thấy trên bàn học có một túi nilon màu đen, lòi ra một gói gì đó màu hồng, tiện tay lật ra, hóa ra là băng vệ sinh.
La Nhất Hải bỗng nhất thời bừng tỉnh, chân chính ý thức được “em gái” sỡ dĩ là “em gái”, không chỉ bởi vì em nhỏ hơn mình, mà còn là bởi vì em là con gái.
Con gái.
Người con gái duy nhất hiện tại của La gia.
Không chỉ mang giới tính nữ trên mặt chữ viết, mà sau lưng còn vô số tiểu tiết cuộc sống khác với con trai.
Nếu như La mẫu vẫn còn, bà có thể dạy cho La Nhị Hà rất nhiều thứ, những thứ mà chỉ phụ nữ mới hiểu.
Mà La Nhất Hải là một đứa con trai tự nhiên, cho dù anh có thể chăm sóc chuyện ăn uống và những chuyện vụn vặt trong ngoài sinh hoạt thường ngày của gia đình như một người mẹ, nhưng vĩnh viễn không thể nào trở thành một “người mẹ” thật sự.
Giống như anh chỉ biết được đến tháng thì sẽ đau bụng, chỉ biết hỏi “Có muốn uống nước nóng không”, ngoài ra thì hoàn toàn không biết gì cả.
La Nhất Hải vội hỏi có đau nặng lắm không? Có cần đi bệnh viện không?
La Nhị Hà lắc đầu vô cùng xấu hổ, nói mấy tháng trước đã đến rồi, không đau lắm. Đã từng học sinh lý học, chung quanh cũng có vài bạn nữ có sớm hơn cô, tuy có chút bất an, nhưng cũng không kinh hoàng đến thế. Cô chỉ là không biết trao đổi với ai, tự mình đi mua băng vệ sinh, quần lót bẩn giặt không sạch, len lén đem đi vứt.
Thật sự khiến cô sợ hãi, là chuyện khác.
Bởi vì đau bụng xin nghỉ về nhà, trên đường về La Nhị Hà gặp phải biến thái thích khoe hàng.
Lần đầu tiên trong đời gặp phải biến thái, La Nhị Hà nhát gan sợ đến ngồi phịch xuống đất, khiến đối phương hưng phấn đến mức cứ lắc lư trước mặt cô.
Bò dậy vừa khóc vừa chạy như điên về nhà, thế nhưng trong nhà chẳng có một ai. Khó khăn lắm cô mới trông được anh cả về, bên ngoài cửa phòng lại như đánh trận, tràn ngập tiếng kêu la của mấy đứa em cùng tiếng quát mắng trái một câu phải một câu của anh trai, “Tam Giang và Nguy Nhiên đừng có ồn ào nữa, Tam Giang đừng chơi máy chơi game nữa, Tiểu Hồ đợi chút anh sẽ giúp em ôn tập từ vựng.”
Anh cả rất bận rộn, anh cả phải chăm nom cả gia đình. Trong nhà rõ ràng có rất nhiều người, thế nhưng chẳng có một ai có thể giúp cô – Khó chịu về mặt sinh lý và hoảng sợ về mặt tâm lý, quấn lấy nhau rồi hóa thành một nỗi tủi thân vô tận vô cùng.
Cô muốn mặc váy áo và đồ ngủ xinh xắn, chứ không phải quần soóc giống mấy đứa em trai.
Cô muốn nhà vệ sinh sạch sẽ gọn gàng, chứ không phải là nắp bồn cầu dính nước tiểu phải lau đi lau lại mấy lần.
Cô muốn có sữa tắm hương hoa cỏ, chứ không phải nguyên bộ dành cho gia đình mang mùi kem đánh răng bán trong siêu thị.
Cô đã bắt đầu trổ mã rồi, nhưng cho đến nay vẫn chẳng biết làm thế nào để chọn một món đồ lót thích hợp với mình.
Cô tự nói với mình, những chuyện này đều là chuyện nhỏ, nhưng lại khó tránh mà suy nghĩ: Nếu như mẹ còn sống thì tốt biết mấy nhỉ.
La Nhất Hải vừa giận vừa tự trách, hận bản thân sao lại không để mắt đến đứa em gái duy nhất.
Mấy đứa em trai còn lại của nhà họ La, anh không dám nói là hiểu hoàn toàn, nhưng dám nói là hiểu phần lớn tâm tư, biết rõ phần lớn hành vi của bọn chúng, bởi vì bản thân anh cũng đã từng trải qua độ tuổi này.
Anh thậm chí có thể nói với La Tam Giang, ngộ nhỡ mà mộng tinh thì phải tự mình đi giặt quần lót ga giường, anh trai mặc kệ.
La Nhất Hải từng cho rằng người làm anh trai như anh đã coi như tận chức rồi. Thế nhưng anh quên mất, hoặc có lẽ là trước đây anh không ý thức được, trong nhà vẫn còn một người anh vĩnh viễn không cách nào chia sẻ kinh nghiệm, dù có tỉ mỉ hơn nữa thì cũng không thể lĩnh hội được, một giới tính khác.
Sau này, La Nhất Hải nhờ Nhạc Tuyển Hoa về nhà một chuyến, cùng La Nhị Hà hai người trong phòng nói chuyện rất lâu. Nhạc Tuyển Hoa không giỏi chăm sóc con cái, nhưng kinh nghiệm sinh tồn trong giới đàn ông thì lại rất phong phú.
La Nhất Hải lại dành một cuối tuần đưa cô đi trung tâm thương mại, mua cho cô hết tất cả những gì cô muốn.
Từ đó, trong nhà không cho phép bất kỳ ai giành phòng vệ sinh với La Nhị Hà, La Tiểu Hồ cũng không được; đứa nào dám đi tiểu mà không nhấc nắp bồn cầu lên thì sẽ bị trừ tiền tiêu vặt; ai cũng không được đụng bừa vào đồ vật của chị gái, bất kể là bỏ ở đâu.
Sau đó La Nhất Hải tăng thêm tiền tiêu vặt của cô, bắt đầu đưa đón cô đi học, lúc anh thật sự không cách nào thoát thân thì sẽ bảo La Tam Giang và Nhạc Nguy Nhiên tan học sớm cùng đi – La Tam Giang 13 tuổi vén tay áo lên rồi hét, “Tao xem thử ai dám ăn hiếp chị tao, không muốn sống phải không!”
Duy trì đến tận lớp 11, lúc La Nhị Hà yêu đương mới kết thúc.
Nhưng La Nhất Hải lại lo lắng cô bị nam sinh lợi dụng, cứ lo lắng miết cho đến khi La Nhị Hà tốt nghiệp đại học, ở bản địa yêu đương, kết hôn.
Lúc đó La phụ đã không còn, La Nhất Hải dẫn theo hai người em trai đến tỉnh khác, toàn thể ăn mặc tươm tất tham gia hôn lễ, ở trên sân khấu nói rằng, “Nhị Hà nhà chúng tôi tuy rằng không còn cha mẹ, nhưng anh em thì có đến ba người lận.”
La Nhị Hà ở bên cạnh khóc như mưa.
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Những Đứa Con Nhà Họ La
Chương 11
Chương 11