Thời gian càng gần ngày tốt nghiệp thì mọi người càng đôn đáo đi tìm công việc cho mình. Từ khi theo giáo sư làm trợ giảng, chúng tôi cũng được giới thiệu đến làm thực tập ở một công ty và cũng đã ký hợp đồng, cho nên có thể nói là ổn định hơn mọi người một chút…
Nhưng Tôn Dập dường như không thực sự vui vẻ, suốt một thời gian dài trông em luôn buồn buồn, nhiều lần gặng hỏi, mới ấp úng nói, ba em muốn em sang Mỹ du học. Tôi trầm mặc hỏi: “Em có muốn không?”
Em cúi đầu không nói, một lúc lâu mới mở miệng.
“Hạo Nhiên, em dĩ nhiên không muốn cùng anh tách ra. Nhưng mà, bệnh của em khi tới đó có hi vọng chữa được hơn, nếu như tốt hơn, em có thể tự mình làm ra tiền, mời bác sĩ, đi khám bệnh. Dù sao dựa vào ông ấy không phải chuyện lâu dài. Và phải tiêu tiền ông ấy đưa, em cảm thấy căm ghét chính mình.”
Những điều em nói rất có lí, thế nhưng tôi ngoài mặt lại không chấp nhận, nhiều ngày liền không thèm để ý đến em. Em cả ngày đáng thương đi sau lưng tôi, làm những món tôi thích, chọc cho tôi vui cười, ngay cả nói chuyện cũng chú ý đến nét mặt của tôi…Mặc dù cuối cùng chúng tôi cũng làm hòa, nhưng bây giờ nghĩ lại, thái độ dành cho em thời gian đó thật khiến tôi hối hận.
Bình an tốt nghiệp, thuận lợi có được một công việc tốt trong thành phố, Tôn Dập thì bắt đầu nghiên cứu về việc ra nước ngoài. Chúng tôi vẫn ở tại phòng trọ thuê khi trước,trừ thỉnh thoảng nghĩ đến việc phải tách nhau ra cảm thấy thật khổ sở, còn lại mọi thứ không có gì thay đổi.
Nhưng là khi đó tôi hạnh phúc, công việc thuận lợi, tình yêu ngọt ngào. Nếu như mỗi ngày đều trải qua bình bình đạm đạm như vậy tôi cũng không mong muốn gì hơn.
Một thời gian sau đó, ba gọi điện tới nói mẹ tôi ở nhà bị bệnh, mau về nhà một chuyến… Tôi đi chuyến đêm về nhà, nhìn thấy người mẹ yêu dấu của mình đang ngồi trên xe lăn. Sau khi tốt nghiệp tôi đã quay trở về thăm nhà, khi ấy mẹ vẫn còn tốt lắm, hai mẹ con còn cùng nhau đi dạo… Ba nói cho tôi biết, đó là ung thư xương giai đoạn cuối…
Đêm đó lần tôi tiên tôi thức trọn, sáng hôm sau kiên định nói cho ba: “Đưa mẹ tới Thượng Hải đi, chúng ta chữa bệnh cho mẹ.”
Ba cười rất vui mừng, gật đầu liên tục. Tôi biết ông ấy cũng muốn thế, chỉ là không nói ra, sợ làm tôi thêm mệt nhọc.
Mẹ là một người phụ nữ rất kiên cường, bất luận có thống khổ đến thế nào cũng nói với ba không sao hết, không đau, không khó chịu. Bà cật lực phối hợp trị liệu, chúng tôi biết, mẹ so với bất kể ai khác còn muốn tiếp tục sống…
Từ ngày mẹ nằm viện, bố tôi một bước cũng không rời đi, thậm chí lúc tôi đến trông mẹ ông ấy cũng không rời đi. Tôi bảo nhiều lần, nói ba nên chăm sóc bản thân nữa, ban đêm tôi sẽ ở lại với mẹ. Nhưng ông ấy kiên quyết không đi, nói gì cũng không chịu đi. Mặc dù ngoài miệng mẹ tôi bảo đi đi, nhưng tôi cũng nhìn ra được mẹ cũng mong ba ở lại. Hai người gắn bó với nhau nhiều năm như thế, ai cũng biết thời gian không có nhiều nữa, mỗi phút bên nhau đều đáng trân trọng…
Ba mẹ tôi đều làm nghề giáo, ba dạy Vật lý, mẹ dạy Toán. Cả hai cũng thông thạo tiếng Nga và tiếng Anh cho nên việc làm thu nhập không tệ. Nhưng để chi trả cho mối tiền thuốc thang khổng lồ, đến tiền tiết kiệm trong ngân hàng cũng đã dùng đến.
Có một hôm tôi cùng ba nói chuyện qua điện thoại về vấn đề này, có thể chúng tôi nên hỏi vay họ hàng thân thích. Vừa mới cúp máy, Tôn Dập đã mang cuốn sổ tiết kiệm kia đưa cho tôi.
Tôi thực sự không biết phải nói gì lúc đó. Em lại ôn hòa nhìn tôi mà cười.
“Cầm đi, cùng lắm em không trả lại cho ông ấy, coi như cho bao nhiêu em đã tiêu hết bấy nhiêu. Mẹ anh đối với em tốt như vậy, em vẫn luôn coi bà là mẹ ruột của mình. Tiền là để tiêu, nên dùng để chữa bệnh cho mẹ. Sau này mẹ nấu đồ ăn ngon cho em là được.”
Em nhét cuốn sổ vào lòng bàn tay tôi, rồi lại nắm tay tôi thật chặt. Tôi lại tiếp tục không biết nói gì.
Tiền đó có thể giúp mẹ tôi chữa bệnh, thế nhưng tôi biết số tiền đó với em có ý nghĩa lắm. Em có thể cùng tôi chen lên chuyến xe buýt chật chội, ăn những món ăn vỉa hè đạm bạc, lại mua đồ giảm giá…Em chi tiêu rất tiết kiệm, không động đến số tiền ba em gửi. Em luôn muốn đem số tiền ấy trả lại, đó là trừng phạt lớn nhất cho những tổn thương ông ấy gây ra, cũng là sự cự tuyệt của em. Số tiền này, là tôn nghiêm em có. Vậy mà em dễ dàng bỏ qua.
Tôi biết mẹ không thể qua khỏi, tiêu tiền nhiều hơn nữa cũng không thể khỏi. Chỉ là tôi muốn gánh vác, bảo tôi mặc kệ mẹ nằm đó, bị bệnh tật hành hạ, tôi không làm được. Dùng tất cả những gì có thể để chữa bệnh cho mẹ, chống chọi đến tận giây phút cuối cùng, chỉ cần bà không ra đi, tôi là có một tia hi vọng, không phải sao?
Vậy mà, tiền chưa dùng, mẹ đã ra đi…Hai tháng ngắn ngủi, tôi cố giữ cho tinh thần lạc quan, mẹ thì bị những cơn đau hành hạ sống không bằng chết, khuôn mặt không còn nét hồng hào ngày trước, cả tấm thân chỉ còn là da bọc xương… Ba luôn ở cạnh mẹ, chính ông là người để tôi thấy thế nào gọi là bất kể chuyện gì xảy ra cũng không tách dời.
Nguyện vọng cuối cùng của mẹ là trở về nhà, mẹ rõ tình trạng của mình, bởi thế mong rằng, nhà là nơi cuối cùng linh hồn mẹ an nghỉ.
Xe của bệnh viện đưa mẹ tôi về nhà, cùng chúng tôi trở về còn có Tôn Dập.
Khi đó em đã nhận được thông báo trúng tuyển của hai trường đại học, đang bề bộn lo làm các giấy tờ thủ tục, bổ túc tiếng Anh. Bận rộn nhiều việc nhưng em kiên quyết ở cạnh tôi không đi…
Sau khi trở về, những người đến thăm bệnh mẹ rất đông, mỗi ngày đều có mấy nhóm. Cũng bắt đầu phải lo hậu sự, tôi là con một, vì thế mọi nhiệm vụ đều gánh hết trên vai. Ba ngày ngày đều ngồi bên mẹ, dáng vẻ vô cùng tiều tụy, ông ấy cũng khiến tôi thực lo lắng.
Một buổi trưa ba ngày sau đó, mẹ qua đời.
Linh cữu của mẹ đặt ngoài phòng khách, người những người nối tiếp nhau vào viếng mẹ, họ hàng có, đồng nghiệp có, học sinh có…Ba tự nhốt mình trong phòng, ngay cả tiếp khách cũng không. Tôi dĩ nhiên hiểu cho ba, thay ông lo liệu mọi chuyện, lại khuyên ông ấy nên ăn chút gì đó. Công việc phải lo thật nhiều, đến mức tôi không có một khắc ngơi tay mà đau buồn. Mỗi tối đều quỳ bên di ảnh của mẹ, ngủ luôn trên sàn, em cũng ở bên tôi…
Ngày mẹ mất mọi người đều có mặt đông đủ, trong nhà chật chội những người. Buổi sáng ngày đưa mẹ đi hỏa táng, trước khi đi tôi đến trước cửa phòng ba, nói: “Ba, chúng ta nên đi thôi. Ba không nhìn mẹ lần cuối sao?”
Trong phòng yên tĩnh, một lát sau cửa mở ra, trông ba phờ phạc đi rất nhiều, đôi mắt hằn những tia máu. Ông đi tới trước quan tài, ý bảo tôi mở nắp ra.
Mẹ đã nằm nơi đó ba ngày, mặc thọ y, an tĩnh. Ba đứng đó, run run vuốt ve gò má hao gầy của mẹ…
Nhiều năm như vậy, ba vẫn luôn chở che, yêu thương mẹ, chưa từng tức giận, thậm chí nặng lời cũng không có. Mẹ tuy 50 tuổi lại vẫn như một thiếu nữ một dạng làm nũng với ba. Bây giờ, người ba yêu thương nhất đang nằm nơi đó, trước mắt ba, chuẩn bị hóa thành tro bụi… Ba không khóc cũng không nói lời nào, chỉ là lặng yên ngắm nhìn mẹ tôi. Nhiều người có mặt ở đó, trông thấy vậy và khóc. Cho đến tận khi đó tôi mới ý thức được rằng, tôi đã không còn mẹ…nước mắt nhanh chóng trào ra, cả người bắt đầu run rẩy. Tôn Dập kéo tôi vào phòng ngủ, đóng cửa lại, ôm tôi. Dựa vào tấm thân gầy nhỏ của em, tôi khóc gào lên như một đứa nhỏ, tôi biết em cũng khóc, nhưng em không lên tiếng, chỉ ôm tôi thật chặt.
Mọi việc sắp xếp ổn thỏa, tôi nhanh chóng phải trở lại với công việc của mình. Tôi khuyên ba đến ở cùng nhưng ba nhất định chỉ muốn ở nhà của mình, thế nên tôi và em lên đường trở về căn phòng cũ, để ba một mình trong căn nhà đã từng có mẹ.
Cũng không lâu sau đó tôi đã trở lại nhà, ba bị bệnh, hơn nữa thái độ rất tiêu cực, không chịu phối hợp điều trị. Tôi cũng không thể cứ thế rời đi, vì thế đưa ba tới Thượng Hải nằm viện.
Cuộc sống của tôi khi ấy rất mệt mỏi. Không ở công ty thì là đến bệnh viện, sau đó lại quay về chỗ trọ. Tôn Dập giúp tôi chăm sóc ba nhiều, nhưng tâm trạng của ba vẫn như cũ, cho nên khôi phục rất chậm. Thẳng cho đến khi em phải ra nước ngoài thực sự, bệnh tình của ba vẫn không có biến chuyển tích cực.
Tôi chỉ có thể dùng “sứt đầu bể trán” để hình dung về cuộc sống trong những ngày tháng đó. Trong lúc khó khăn, thật may có bác của tôi giúp đỡ, tôi không biết lấy gì báo đáp ơn huệ đối với những gì bác ấy làm…
Từ ngày còn trẻ bác đã ra nước ngoài du học, sau đó làm ăn phát tài rồi cùng bác gái an dưỡng về hưu. Bác trai có xây dựng một viện dưỡng lão, trong lần về thăm gia đình tôi, nhìn thấy ba tôi một dạng như vậy, thương lượng rất lâu liền quyết định đưa ba tôi tới nơi của bác.
Chúng tôi hoàn tất các thủ tục tại bệnh viện, lo liệu mọi thứ chu toàn…Trong mấy tháng, tôi một mình tiễn mẹ, Tôn Dập và ba. Cả người giống như bị hút sạch năng lượng, thực không biết đang sống hay đã chết.
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Người Yêu Tôi Đã Ra Đi Mãi Mãi
Chương 11
Chương 11