Năm Đại Càn thứ hai mươi chín, tiên hoàng tấn thiên, tân hoàng lên ngôi.
Đời sau sách sử ghi lại, năm ấy là bắt đầu đại loạn dài đến mười hai năm.
Từ năm Đại Càn thứ hai mươi, các nơi bấp bênh không ngừng, kẻ khởi sự rất đông, bát phương hôứng, dường như đã trở thành một tục lệ, nếu ai chưa từng tạo phản vài lần thì quả thật hơi mất mặt.
Cùng với thiên tai nhân họa liên miên không ngừng, triều đình bận dỡ tường đông bổ tường tây, mỗi ngày mệt nhoài, khổ sở phòng thủ giang sơn xã tắc bấp bênh này.
Năm Đại Càn thứ hai mươi chín, vùng Châu Việt mười bốn châu luân phiên chiến loạn, Bồng Lai, Đông Việt các nơi lưu dân tổ thành nghĩa quân, nhân cháy đánh cướp, tướng lĩnh lưu dân tự lập đăng cơ, tự xưng “Đông Việt thượng quốc”ở duyên hải, nhân mô cẩu dạng thỉnh quốc thư, chiêu cáo thiên hạ, công nhiên tạo phản.
Tân hoàng sai đại quân thảo phạt, nhưng quân đội triều đình đi được một nửa thì gặp phải đợt địa chấn lớn nhất đại lục này.
Quân bình định còn chưa tìm được phản quân đã tự mình bị dãy núi sụp đổđè chết mấy ngàn người. Địa chấn lan đến gần Bồng Lai, Đông Nhạc, Tần Hà, Hoài Tây, Ngô Sở năm sáu châu, Đại Châu sơn do đất nứt trăm trượng, vách núi phía tây sụp mất một nửa.
Tội nghiệp quốc quân mới thượng nhiệm của “Đông Việt thượng quốc” lúc ấy đang tuần tra tân cung, suýt nữa bị hoàng cung tu một nửa đổđè chết, sợ vỡ mật, tè ra quần mà kịp thời giải tán văn võ bá quan, dẫn hậu cung giai lệ kia thu gom châu báu đào tẩu, quân bình định triều đình cứ thế tổn thất mấy ngàn người và toàn bộ quân nhu, khải hoàn về triều…đại thắng.
Trò hề này mới chỉ là bắt đầu.
Mọi người không biết, địa chấn dữ dội chính là kết quả việc mật ước của tam đại giáo tông bị hủy.
Đồng thời, Châu Việt mười bốn châu phản quân không địch lại quân tiễu phỉ trong triều, lúc này mấy hãn phỉđầu lĩnh nhân cơ hội dẫn quân đội vào khu vực “Đông Việt thượng quốc” ban đầu, yên tâm thoải mái cưu chiếm thước sào.
“Văn võ bá quan” Đông Việt thượng quốc quan phục còn nóng hổi căn cứ tư tưởng “có sữa là mẹ”, nhao nhao bất chấp đúng sai, cùng quân lưu khấu Châu Việt mười bốn châu hợp làm một thể.
Đầu sỏ“Hắc Kỳ Lân” của quân lưu khấu ban đầu khoác xanh quấn đỏ, kẽ răng còn giắt lá rau chưa xỉa sạch, vượn đội mũ người ngồi trên long ỷ, thành Hoàng đế nhiệm thứ hai của Đông Việt thượng quốc.
Từđây, Hoàng đếđổi bảy tám nhiệm, tổng cộng một năm rưỡi. Cho nên bách tính đời sau cũng gọi “Đông Việt thượng quốc” thần kỳ này là“Tẩu MãĐăng quốc”. (Tẩu mã đăng: đèn kéo quân)
Hoàng đế khai quốc của Đông Việt thượng quốc mặc dù là một tên ngốc khá truyền kỳ nhưng không biết là trúng vận cứt chó gì mà chọn địa phương tương đối không tồi, vùng phía nam Bồng Lai thêm phần lớn Đông Nhạc này muốn bình nguyên có bình nguyên, muốn ngô có ngô, bốn phía là vô số gòđất cùng với những khu rừng thiên nhiên, trên núi vô số kỳ trân thức ăn, là một nơi màu mỡ.
Nơi đây dụng binh càng mới lạ, những thổ Hoàng đế này bình nhật mặc vàng đeo bạc, quân tiễu phỉđến cũng không hàm hồ, hô một tiếng liền nghênh chiến, chiến không lần nào không bại, sau đó quăng mũ cởi giáp lủi vào núi rừng, trốn mấy ngày trong động giữa núi, toàn coi như Hoàng đế của đếđô Bình Dương đi hành cung tránh nóng.
Chờ quân tiễu phỉ càn quét một phen vào trú trong thành, đám “vương hầu tướng” tự phong này lại thường xuyên quấy rối, đốt giết đánh cướp không từ bất cứ việc xấu nào, đeo hàm Thừa tướng còn kiêm làm thổ phỉ, cướp xong là chạy, bị bắt liền đầu hàng, qua mấy hôm chạy đến tiếp tục cướp bóc.
Vô luận quân nhu của quân đội hay bách tính tầm thường đều không chịu nổi bị quấy nhiễu.
Nhưng vận khí của họ cũng tốt, quân tiễu phỉ thông thường đóng quân nơi này không đến nửa năm một năm, lại cóđịa phương khác xảy ra chuyện, vì thế quân tiễu phỉ như thể một miếng giẻ lau vạn năng đành phải thay biên chế khác, đến địa phương khác tiễu phỉ mới.
Một khi tường đông bị dỡđi bổ tường tây, văn võ bá quan “thượng quốc” làm thổ phỉ giữa núi rừng này lại lắc mình biến hóa thừa trống mà vào, quả thực như một miếng cao da chó, mặt dày mày dạn, không làm sao hất ra được.
Một “Hoàng đế” chết, ngàn vạn “Hoàng đế” tre già măng mọc trèo lên, để phòng ngừa tranh quyền đoạt thế, họ còn phải nghĩ một biện pháp, mọi người đều có số thứ tự, kẻ số nhỏ chết, số lớn xếp ngay sau leo lên, ấn dấu tay dập đầu dâng hương làm thề, đội ngũ này lại thập phần có trật tự, mấy năm chẳng thấy chen lấn, cũng có thể lấy làm kỳ.
Năm thứ hai tân hoàng sửa niên hiệu thành Phổ Khánh năm đầu, riêng năm này, “Tẩu MãĐăng quốc”đã năm lần bảy lượt tác loạn, dễ dàng moi rỗng quốc khố, mà tam đại giáo tông giờđây đang tu bổ mật ước nghiên cứu kinh điển, thân mình còn chưa lo xong, cảđại lục đều hỗn loạn.
Thuế các nơi mỗi lúc một nặng, bách tính khổ không nói nổi, giống như thành tuần hoàn ác tính, một con đường chết chính làđi tạo phản, càng ngày càng kéo quốc gia đã lung lay sắp đổđến vực sâu hơn.
Tân hoàng hạ chiếu tội mình, sau đóđương triều đại nộ, trút giận lên Nhan Chân và chúng trọng thần liên can, lại lấy thủđoạn lôi đình quở trách Nhan Chân thân là người đứng đầu quần thần mà không hề làm gì, ngồi không ăn bám hại nước hại dân, đem hạ ngục.
Nhan Chân quỳ rạp xuống đất, bình tĩnh tam hô vạn tuế, vào đại ngục ngồi trong tiếng kêu gào của vô số cựu thần đâm đầu vào cột.
Sau đó bản thân tân hoàng liền làm một việc càng thêm hại nước hại dân.
Y trách cứ Nhan Chân tăng thuế họa hại bách tính, tăng thuế khiến cho chính trị hà khắc như hổ, nhưng mà triều đình phải đánh giặc, phải chẩn tai tứ xứ, phải chi, phải có tiền. Tân hoàng thi hành nhân chính không thu được thuế, đành phải giản lược hết thảy, cắt giảm số lượng cung nhân cùng với chi phí hằng ngày của các cung, ngự thiện mỗi ngày giảm bớt quá nửa, càng không hề xây cất gì.
Truyền rằng trong góc tây bắc hoàng cung có Ngọc Hạc điện, chính là chỗ sủng phi của tân hoàng ở, một ngày do gió to rơi hai mảnh ngói lưu ly, sủng phi khóc sướt mướt đến làm nũng, yêu cầu tu sửa, lại chọc giận tân hoàng nghèo đến phát điên, nhận định đó là một hồ ly tinh bại gia, từđây biếm vào lãnh cung –đủ thấy bần tiện phu thê bách sự ai.
Nhưng mà vẫn không đủ, tiền là kiếm ra, không phải bớt ra. Chủ yếu ở khai nguyên, tiết kiệm chẳng qua là kế tạm thời, lúc này rốt cuộc như muối bỏ biển.
Vì thế Hoàng đế Phổ Khánh suy nghĩ ba ngày ba đêm, liền nghĩ ra một chủý kém cỏi –đúc tiền.
Theo lẽ thường mà nói, đúc tiền cần vàng bạc, nhưng nếu có vàng bạc thì vị chủ tử Ngọc Hạc điện kia cũng chẳng cần đi lãnh cung khóc tang suốt ngày. Cho nên vật đúc tiền Hoàng đế Phổ Khánh dùng chính là một loại phiếu vải, thêm một con dấu trên vải, vắt sổ dùng công nghệđặc thù làm thành hình dạng riêng, trên viết thông phiếu Phổ Khánh là có thể làm vàng bạc, mỗi phiếu một kim ngạch riêng.
Hoàng đế Phổ Khánh tự cho là một chủý tốt, dương dương đắc ý phát hành mớ phiếu vải này, nhưng y đã xem nhẹ mức độ thiếu tiền của triều đình, một xấp không đủ, thêm một xấp nữa, sau đó công nhân chế thông phiếu suốt ngày suốt đêm đã không kịp sử dụng, hết thảy liền giản lược, bớt hết công đoạn vắt sổ vàđồán, triều đình chỉ thêm một con dấu trên bốn chữ“thông phiếu Phổ Khánh” là có thể sử dụng.
Nhất thời thông phiếu ùn ùn kéo đến, số lượng quan viên các cấp báo càng lúc càng lớn, rất nhiều kẻ tùy tiện vác một xấp vải rách giấy nát vào kinh, ngồi dưới đất kêu nghèo một phen, là có thể tùy ý viết ngạch số bên trên, cầu triều đình đóng dấu viết chữ.
Hoàng đế Phổ Khánh còn chưa dương dương tựđắc đủ trong chủý tuyệt diệu này của y, dân gian đã truyền ra bài từ niêm luật không bằng, hát rằng:
Chốn Bình Dương một cây thần bút, chấm giấy thành vàng có Phổ Khánh. Tài cao! Kẻ ngày xưa nghèo rớt mồng tơi, hiện giờ vạn kim như chơi. Sợ hãi! Bình Dương giấy đắt gạo càng căng, vạn lượng bạc trắng đáng nửa bát. Thế nào? Ta chỉ nói, thịnh thế an khang, Hoàng thượng vạn tuế vạn vạn tuế.
Hoàng đế Phổ Khánh tài cao không ngờ thông phiếu của y biến thành trò cười, nhà nhà hộ hộ chuồng heo chuồng dê ném cả xấp, bởi vì cũng từng thịnh hành một thời gian, thậm chí vàng bạc lưu thông trên chợ bị phá hoại hỗn loạn khủng khiếp, có một sốđịa phương lại dứt khoát lấy vật đổi vật.
Chuyện này vừa ra thì không thể vãn hồi, khiến Hoàng đế Phổ Khánh sứt đầu mẻ trán. Đám Trâu Yến Lai thừa cơ liên danh dâng thư, yêu cầu triều đình bãi bỏ thông phiếu bố phiếu, đồng thời phục Nhan Chân.
Quần thần đều quỳ xuống đất mong xét lại, Hoàng đế Phổ Khánh cảm thấy mình đã thành cô gia quả nhân, sự oán hận và sợ hãi với Nhan Chân trong lòng tăng thêm một bậc, nhưng chẳng thể làm gì, đành phất tay phê phục.
Sự hỗn loạn này không hề nghi ngờđã cho đám Cố Hoài Dương cơ hội tốt đểđục nước béo cò. Hắn tuy rằng vẫn hoạt động âm thầm, lại cóđám Thi Vô Đoan lén liên hợp môn phái tu đạo phân tán, tập trung những dòng suối nhỏ tới lui thành thế giang hải, dùng các loại âm mưu quỷ kế phá hủy mật ước bảy đại trận nhãn, nhưng không hề ra mặt, thậm chí thỉnh thoảng còn xuất binh, giả vờ giả vịt trợ giúp triều đình tiêu diệt phỉđồ sơn trại, vốn định chờ thời cuộc loạn hơn, của cải dày hơn lại cóđộng tác, ai ngờ xảy ra chuyện thông phiếu Phổ Khánh.
Thánh chỉ thông phiếu vừa hạ, Thi VôĐoan đã tính chuẩn kết cục của trò cười này, quận Hải Ninh tuy là vùng xa xôi, lại là kẻđầu tiên vác hàng loạt vải rách giấy nát vào kinh than nghèo, đồng thời phát động thương hội, vơvét thông phiếu khắp nơi, giao dịch thông phiếu hàng loạt, sau đó lại chia các đường, đem hàng loạt thông phiếu kiếm được thần không biết quỷ không hay đổi lấy vàng bạc đồng giá. Vì thế chờ thông phiếu không đáng một xu cho đến khi bị phế, người có tâm mới kinh ngạc phát hiện, vàng bạc trên chợ lại còn ít hơn trước, chẳng biết đãđi đâu cả.
Chướng khí mù mịt – trừ chướng khí mù mịt thì quả thực không thể hình dung giang sơn Phổ Khánh tan tành này.
Nhan Chân sau khi phục chức chuyện quan trọng nhất chính là truy tra tung tích vàng bạc, đồng thời mật tín cho tam đại giáo tông, triệu hoán các đại môn phái cùng tụ hội ởĐại Châu sơn, trước mắt thế cục hỗn loạn phức tạp, lửa sém lông mày, không nói chuyện khác, chỉ chuyện mật ước mất hiệu lực đã khiến người ta kinh hoàng khiếp đảm.
Đám Trâu Yến Lai cũng mật mưu rải tin tức Đại Châu sơn hội minh, quả như Bạch Ly sở liệu, bọn Thi VôĐoan vốn còn cẩn thận quan vọng bởi vì Hải Ninh một đêm phất nhanh, lại thêm luyện binh nhiều năm, đã rục rịch ngóc đầu, tính toán mài đao ra tay, lúc này quân Khăn Đỏ giấu tài lâu năm tựa như một con dã thúđã mở miệng, chuẩn bị cắn bất cứ lúc nào.
Mục tiêu đầu tiên của Thi VôĐoan là nhắm vào Đại Châu sơn hội minh.
Cuối năm Phổ Khánh thứ hai, thủ lĩnh tam đại giáo tông tề tựu Đại Châu sơn, Thi VôĐoan lén điều binh khiển tướng, bày ra cạm bẫy.
Bạch Ly chưa từng lộ diện hội minh, sau khi xuất quan y cơ hồ chỉ gặp mình Trâu Yến Lai, ởđếđô Bình Dương ru rú trong nhà, như xem náo nhiệt mà nhìn những người này tranh nhau đăng trường, hiện giờ rốt cuộc cũng chuẩn bịđộng thủ.
Từđầu đến cuối, trong lòng y chưa bao giờ có hoàng thất hoặc là triều đình, chỉ chứa mỗi một người, một việc.
Một người, là nam nhân tổn thương y sâu vô cùng, khiến y yêu sâu hận nặng kia.
Một việc, là phải trừđi tất cả yếu đuối trên người mình, bất chấp hết thảy mà trở nên cường đại, cường đại hơn một chút.
Rồi có một ngày, thế gian không còn vật nào có thể trói buộc y, rồi có một ngày, thế gian không còn việc nào có thể ngăn cản y.
Chuyện bị huyết trói buộc, mặc người xẻ thịt trong tiểu viện kia, xảy ra một lần làđủ rồi. VôĐoan, bao nhiêu năm rồi, hiện giờ hai ta lại phải chạm mặt.
Thời đại này đãđến, mọi người đều đã vào cuộc.
Nhưng mà anh hùng cũng vậy, mỹ nhân cũng vậy, cho dùđều là nhân vật chung linh dục tú, lại đều phải xem thời cuộc, dẫu ngươi là anh hùng cái thế, mỹ nhân tuyệt thế, suốt cả cuộc đời cũng chẳng qua vài nét bút mờ nhạt, đúng thời cuộc thì có thểđi xa một chút, sai thời cuộc thì chỉ bị chôn vùi trong sóng triều cuồn cuộn.
Cho dù hết sức không cam, cũng chẳng qua xét đến cùng một câu – hận đời này làm người, giang hà vạn cổ, không đủ năng lực.
Thạch phá… lại sẽ kinh thiên như thế nào đây?