Yến Vương đã chết, chỉ có Tần Vương là một hoàng tử có thể kế vị. Kỳ thật cũng không phải, có tới mấy hoàng tử dưới tuổi hai mươi, còn có người trẻ tuổi hơn một chút. Nếu đợi thêm vài năm nữa thì cũng có thể chống đỡ, ai cũng không biết hoàng đế kế tiếp là ai.
Chuyện hoàng gia này làm cho dân chúng đều run rẩy, không dám lên tiếng.
Vào tháng Chạp, thời tiết càng thêm rét lạnh, nhất là ở Phù thành.
Cố Kiến Sơn nấu chút canh nóng. Khối canh này màu vàng, khi nấu ra cũng là màu vàng óng ảnh, vừa ngửi đã nghe thấy mùi chua, hẳn là vị chua cay. Trong thư Khương Đường nói, cho thêm ít thịt bò thái mỏng ăn chung với cái này là ngon nhất.
Chẳng qua trước không có thôn trang sau không có cửa hàng, đi đâu mà tìm được thịt bò đây.
Hiện tại ngay cả muốn ăn no cũng vất vả, có cái mà ăn cũng không tệ rồi.
Món này còn mang theo vị cay, trên người Yến Vương có vết thương, cũng không biết có thể ăn hay không, nếu không thể ăn chỉ có thể gặm bánh bao mà thôi.
Cố Kiến Sơn bỏ mấy miếng khoai tây vào bên trong, lại xé lá bắp cải. Chờ nấu xong, hắn cầm theo hai miếng bánh bao lạnh cùng bưng vào phòng.
“Điện hạ, cơm xong rồi.”
Triệu Chân mặt xám mày tro dựa vào trên giường, tuy rằng chật vật nhưng trên người còn có loại quý khí khó có thể nói thành lời.
Dùng một từ để hình dung chính là gặp biến bất kinh.
Làm cho người ta cảm thấy không hổ là hậu duệ quý tộc Thiên Hoàng.
Triệu Chân mệnh lớn không chết. Phía dưới vách núi có rất nhiều cành cây khô lá héo rũ, nhưng chân trái của hắn bị gãy. Sau khi rơi xuống vách núi hắn sợ có người đuổi theo nên chậm rãi dời đi. Cũng may trời mưa, tuy rằng lạnh nhưng ít nhất cũng có thể che lấp dấu vết.
Triệu Chân không phải là thư sinh tay trói gà không chặt, cho dù một mình rơi vào trong rừng sâu núi thẳm cũng nghĩ được cách sống sót.
Về sau, qua thêm mấy ngày, lương khô trên người đã ăn hết liền gặp được Cố Kiến Sơn. Hắn không biết Cố Kiến Sơn tìm được hắn như thế nào, nhưng nghĩ hắn có thể ở sâu trong thảo nguyên đấu trí đấu dũng với Hồ Tộc thì việc tìm ra hắn đại khái không tốn nhiều công sức cho lắm.
Cũng may là Cố Kiến Sơn nên có thể mang hắn ra ngoài. Còn những người khác, Triệu Chân không thể tin tưởng được.
Vốn định đi tìm đại phu, nhưng Triệu Chân không chịu.
Hắn có suy tính của riêng mình. Nhặt được về một cái mạng là chuyện không dễ dàng, nhưng cũng phải ngẫm lại bởi vì cái gì mới xảy ra chuyện. Người bên ngoài không thể tin tưởng được. Nếu như hành tung bại lộ, Triệu Chân cũng không có thêm cái chân khác nữa để mà ngã. Hắn cố ý không tìm đại phu, nhưng việc chữa chân cũng không thể để chậm trễ được, là Cố Kiến Sơn tiếp nhận chuyện này.
Còn có thể để lại thương tật gì hay không thì còn phải để thái y xem đã rồi nói sau.
Có lẽ là không, Cố Kiến Sơn ở quân doanh, nối xương cũng lành nghề lắm.
Triệu Chân cũng yên tâm, nhưng mà cứ trì hoãn như vậy không phải là biện pháp. Cố Kiến Sơn hồi kinh mang theo không nhiều thuốc lắm, ở chỗ này mấy ngày thế nào cũng phải tìm đại phu tới.
Cố Kiến Sơn truyền tin hồi kinh, An Khánh Đế bảo Triệu Chân dưỡng thương trước rồi nói sau.
Hai người liền ở lại một thôn trang ở Phù Thành, thỉnh thoảng Cố Kiến Sơn đi ra ngoài một chuyến nhưng cũng không thể trắng trợn gióng trống khua chiêng được.
Tuy nhiên sau vài lần, Triệu Chân thấy tay nghề Cố Kiến Sơn cũng không tệ.
Giống như món canh này, mùi vị rất ngon.
Cố Kiến Sơn là trọng thần trong triều, Triệu Chân là hoàng tử, có một số việc hắn hỏi ra cũng không hay lắm. Chỉ là ở chỗ này quá buồn chán, nhịn mấy ngày, cuối cùng nhịn không được liền hỏi: “Cố tướng quân làm sao có thể làm mấy thứ này?”
Khóe miệng Cố Kiến Sơn giật giật, dáng vẻ lúc cúi đầu không còn quá lạnh lùng cứng rắn, ngược lại lộ ra vài phần nhu hòa, hắn nói: “Không phải ta làm, là người trong nhà làm rồi mang theo.”
Triệu Chân cũng nghe nói về chuyện Cố Kiến Sơn rời khỏi Hầu phủ, vì một nữ tử mà làm đến cỡ này.
Bây giờ xem ra nữ tử kia cũng làm không ít thứ. Dù sao thì những loại món ăn này Cố Kiến Sơn có nhưng hắn lại không có.
Mấy ngày nay Triệu Chân đã thấy có canh gà, canh xương, còn có tôm khô, thịt khô các loại...
Triệu Chân lại nghĩ, đây là vị hôn thê của người ta gửi tới. Hắn tuy là hoàng tử nhưng đối với Cố Kiến Sơn mà nói, là trói buộc, là chướng ngại vật ngăn cản hắn hồi kinh.
Triệu Chân nói: “Lần này nhờ có Cố tướng quân cứu ta, thật sự xin lỗi.”
Cố Kiến Sơn: “Phụng mệnh làm việc, điện hạ không cần lo lắng.”
Triệu Chân: “…”
Triệu Chân nghĩ thầm, Cố Kiến Sơn là kẻ chèn họng người ta như thế.
Hắn rõ thân phận của hai người có sự khác biệt cách trời nên nói chuyện phải kiêng kỵ.
Nhưng rõ là một chuyện còn hắn vẫn không khỏi nghi ngờ, cái tính cách này của Cố Kiến Sơn rốt cuộc có vị hôn thê kiểu gì vậy. Tuy khó so với vị hôn thê của Cố Kiến Sơn nhưng hắn với vị Khương tiểu nương tử kia cũng nói chuyện như thế à?
Triệu Chân không mấy hiểu rõ về Cố Kiến Sơn, trong ấn tượng của hắn, người lập chiến công thuở thiếu thời lại có thể đưa hắn bình yên vô sự từ Lĩnh Nam quay về thì tuyệt đối không phải là người lạnh lùng cứng rắn không nể nang gì.
Trái ngược lại, Cố Kiến Sơn rất thông minh.
Triệu Chân rơi xuống vách núi ngoài mặt thì đều là do phường đạo tặc nhưng truy cứu sâu xa thì khéo không chừng có liên quan đến huynh trưởng tốt của hắn.
Mưu hại thủ túc khiến hắn suýt chút nữa mất mạng ở Lĩnh Nam, có lẽ còn có thể moi được những thứ khác, ví dụ như cấu kết với quan viên ở Lĩnh Nam, cấu kết với đạo tặc, kéo bè kết phái, tội không biết đã thêm bao nhiêu lần.
Phụ hoàng cho Cố Kiến Sơn tới tìm hắn đã có thể nói rõ vấn đề rồi, nếu người thông minh thì lúc này không nói lời nịnh hót xu nịnh, cũng nên có ngữ điệu ôn hòa, thái độ tốt đẹp.
Nhưng Cố Kiến Sơn thì không, ngoại trừ hỏi hắn chuyện ăn uống thì không có nói lời gì khác cả.
Triệu Chân nhìn chân trái của mình, Cố Kiến Sơn nhìn hắn như thể không có chuyện gì, nhưng chân đau đớn khó bề chịu nổi, thương gân động cốt cả trăm ngày, nếu chân què rồi thì cho dù phụ hoàng có để tâm hắn cũng phải suy xét đến kẻ khác.
Cố Kiến Sơn làm như thế, cũng thật là thông minh. Không để lại điểm yếu, chỉ làm chuyện mình nên làm, chỗ nào không nên động vào thì đều không động.
Hắn không muốn nói thì sẽ không nói, trong lòng Triệu Chân xoay chuyển mấy hồi rồi quay ra cười với Cố Kiến Sơn: “Ừ, có điều vẫn nên cảm ơn Cố tướng quân.”
Giọng Triệu Chân khựng lại: “Vị của canh hẳn là rất ngon nhưng ta bị thương nên không thể ăn cay, làm phiền Cố tướng quân rót cho ta ít nước nóng.”
Cố Kiến Sơn múc một bát nước nóng rồi không quản hắn nữa.
Triệu Chân vừa uống nước óng vừa ăn bánh bao.
Mấy ngày trước có canh gà và canh xương, cũng bởi do hôm nay lạnh nên viên canh còn lại của Cố Kiến Sơn đều là viên cay, Triệu Chân chẳng ăn được miếng nào.
Cho dù không thể đánh rắn động cỏ thì cũng phải cho hắn tí đồ khác chứ.
May mà Triệu Chân không phải là cái loại gặp nạn mà vẫn cảm thấy mình là hoàng tử không ăn nổi cơm canh đạm bạc, điều này khiến nỗi lo lắng của Cố Kiến Sơn hơi yên lại.
Có thể chịu khổ chịu nhọc, nếu ngày sau người đăng cơ là hắn thì sẽ là một hoàng đế tốt.
Không biết hoàng đế có dự tính thế nào, để Triệu Chân ở Phù Thành dưỡng bệnh hay là đợi đến khi Tần Vương không đợi nổi nữa rồi một lưới tóm gọn.
Giờ đây đang đọ xem ai là người có kiên nhẫn.
Lĩnh Nam, Tần Vương… tuy Lĩnh Nam không sánh bằng Giang Nam, Thịnh Kinh nhưng lại ở cứ điểm quân sự trọng yếu, thương nhân từ Nam vào Bắc đến đều đi đường ưu tiên, ấy là điều quan trọng nhất.
Cố Kiến Sơn thấy kẻ đi kiếm người ở vách núi không ít có điều bọn họ đã định là không tìm thấy người rồi.
Kế hoạch hiện giờ chính là đợi Yến Vương dưỡng thương cho khỏi.
Có lẽ hắn phải đợi ba tháng.
Cơ mà Cố Kiến Sơn đã nghĩ nhiều rồi, hắn chỉ mất có mất ngày.
Cuối tháng mười một, Cố Kiến Sơn trông thấy Lý thái y từ trong cung đến, y thuật của Lý thái y cao siêu, là An Khánh đế phái đến chữa bệnh cho Yến Vương.
Hai ngày buôn ba dọc đường, cộng thêm tuổi tác đã cao nên sắc mặt xanh xao nhợt nhạt nhưng ông không quản thân mình, đi chẩn mạnh coi đùi cho Yến Vương, tấm tắc ngạc nhiên với cái xương chân đã nối lại.
Thái độ của Triệu Chân cực tốt, hắn nói: “Là Cố Kiến Sơn nối, ngoại trừ miệng vết thương đau ra thì ta không có chỗ không khỏe nào khác cả.”
Lý thái y đưa thuốc dùng, một câu đã ổn định tâm trạng của Triệu Chân: “Vương gia yên tâm, vết thương ở chân dưỡng khỏe là sẽ không có trở ngại gì.”
Triệu Chân vẫn muốn cẩn thận hơn với chân của mình: “Nhưng lúc Cố tướng quân nối chân cho ta thì đã qua mấy ngày rồi.”
Sau khi rơi xuống vách núi hắn đã hôn mê một khoảng thời gian, sau khi tỉnh lại Triệu Chân lúc đó tự mình dùng cành cây và vụn y phục để cố định, hắn đọc nhiều sách nên có hiểu qua về nối xương, chỉ là cái tự mình làm… thì lo lắng liệu có ảnh hưởng gì hay không.
Lý thái y lắc đầu, lòng nghĩ chả trách vị Yến vương điện hạ này cũng là người biết kiềm nén, chống đỡ mấy ngày trời mà hiện giờ đến đau còn chẳng kêu ca, ông nói: “Điện hạ yên tâm, Hoàng thượng lệnh cho lão thần chữa khỏi chân cho điện hạ, lão thần sẽ dốc hết sức mình.”
Lý thái y còn chưa kể khi Cố Kiến Sơn bị thương là chính ông trị khỏi. Suy cho cùng thì ít người biết chuyện Cố Kiến Sơn bị thương khi ấy.
Triệu Chân lại cười: “Vậy thì làm phiền Lý thái y rồi.”
Lý thái y không chỉ chữa chân của Triệu Chân mà còn mang theo một mật hàm, trong mật hàm lệnh Cố Kiến Sơn tới Lĩnh Nam tiêu diệt thổ phỉ truy xét bằng chứng, không được có sai sót.
Vốn dĩ tháng mười một là có thể về kinh nhưng lỡ mất đợt này thì phải đợi đến năm sau.
Trong mắt Triệu Chân có sự áy náy, ngặt nỗi bản thân giờ đây chẳng đi nổi nên chỉ có thể đặt nỗi áy náy này vào trong lòng, sắp xếp ổn thỏa đợi ngày sau có cơ hội rồi đền đáp.
*
Năm nay Thịnh Kinh ít tuyết nhưng thời tiết khô lạnh.
Mùng hai tháng Chạp rơi một trận nhưng không lớn, y như hạt muối, bay lên mặt chẳng khác gì dao cắt phải thịt.
Loại tuyết này văn nhân mặc khách đều không thích ngắm, đến cả chuyện làm ăn buôn bán của cửa hàng cũng không tốt như mấy ngày trước.
Tính toán đâu đấy thì quán đã mở được một tháng, hai chưởng quỹ đối chiếu sổ sách, chuẩn bị lát nữa Khương Đường đến thì đưa cho nàng xem.
Đối chiếu sổ sách hằng tháng, đều là hai người đối chiếu trước một lượt kẻo đến chỗ Khương Đường lại xuất hiện lỗi, nếu để Khương Đường thấy trong sổ sách không đúng thì đến khi ấy khó mà xử lý được.
Trên sổ sách bao gồm các thứ mua cách mấy ngày, còn có đồ từ trang tử gửi đến, mỗi ngày dùng mấy bao mỳ mấy bao gạo, bao củi bao nhiêu than, đều phải ghi rõ đầy đủ đầu đuôi.
Đương nhiên, làm chưởng quỹ của quán xá nên hai người cũng có thể chấm m.út được, ví dụ như đồ thừa trong bếp không bán được, Khương Đường sẽ không giữ lại sang hôm sau bán, nên đều để cho người trong quán chia nhau.
Tất nhiên, làm chưởng quỹ thì là người được chia nhiều nhất, dù cho sư phụ nấu đồ ăn cũng đều sẽ tự giác không vượt quá hai người họ.
Đều là ít thịt vụn đậu phụ, những thứ đắt tiền khác cũng không dám lơ đãng ôm hết về mình.
Nhưng những thứ này đã đủ cho cả nhà bù thêm ít béo bở, sống tốt. Chớ thấy việc buôn bán tốt nhưng dân chúng nào có khi ăn như thế.
Thấy sổ sách đối chiếu cơ bản là biết, Khương Đường cũng sẽ không tính toán so đo thứ nhỏ nhặt này với bọn họ.
Lúc Khương Đường tuyết vẫn chưa rơi dày, dấu chân đạp lên nền đất có thể in dấu lên trên con đường đá.
Bên trong nàng mặc dày, bên ngoài còn khoác chiếc áo choàng bông, trên mũ của áo choàng chần một vòng lông thỏ màu trắng, màu sắc là màu tuyết, khi đi không hề lộ vẻ nặng nề mà trông cực kỳ uyển chuyển động lòng người.
Mỗi đầu tháng nàng đến kiểm tra sổ sách, sau đó định đến Cẩm Đường Cư nhận lợi tức của tháng này, tiện thể đưa lợi tức ở đây cho Lục Cẩm Dao, làm xong mấy việc này thì đi thẳng về nhà, thời tiết này thích hợp để ngủ, buổi chiều ngủ một giấc, buổi chiều thì ăn lẩu sưởi ấm với mấy người Lưu đại nương.
Sổ sách không có vấn đề gì, quán khai trương hôm mùng hôm hai nên đã mở được hơn hai mươi ngày, doanh thu là một nghìn chín trăm sáu mươi hai lượng bạc, lợi nhuận thì khấu trừ đi tiền thuê cửa hàng, tiền công các chưởng quỹ, tiền mua sắm nguyên liệu và than củi, còn cả bạc đặt dụng cụ ăn uống ở bên chỗ của Cố Tiêu vào đầu tháng thì còn dư lại một nghìn năm mươi ba lượng bạc.
Không thể không nói rằng buôn bán đồ ăn thực đúng là kiếm ra tiền, giữ lại hai trăm lượng bạc làm vốn lưu động cho tháng sau, phần còn lại của Khương Đường và Lục Cẩm Dao chia theo bảy ba.
Lục Cẩm Dao lấy hai trăm năm mươi sáu lượng, sổ sách không sai.
Khương Đường nhìn doanh thu, trong lòng đương nhiên lấy làm vui, nàng nói: “Chuyện làm ăn tháng này khá được, cũng cần đến công lao của mọi người, thế này đi, ta lấy hai mươi lượng bạc, Điền chưởng quỹ và Trần chưởng quỹ mỗi người ba lượng bạc, các đầu bếp mỗi người hai lượng, phục vụ bàn mỗi người một lượng, mùa đông hai người phụ việc rửa bát cũng khổ cực lắm, mỗi người hai lượng bạc đi, cũng thay cho ta cảm ơn mọi người. Sắp đến Tết rồi, chúng ta đều tranh thủ về nhà đón Tết cho sớm sủa.”
Điền chưởng quỹ và Trần chưởng quỹ cười đáp: “Đông gia nói phải, sắp tới cuối năm rồi, phải mau buôn bán thêm mấy ngày trước Tết thôi.”
Khương Đường suy nghĩ rồi đáp: “Chuyện làm ăn của quán tốt, không tách khỏi việc chăm lo của triều đình. Chuyện trong triều chúng ta không chạm vào được, cũng không giúp được gì. Thế này đi, ta lấy một trăm lượng mua ít bột gạo, hấp ít bánh bao ninh thêm ít cháo, cứ dùng tên của quán đưa đi, coi như thắt chặt duyên lành.”
Điền chưởng quỹ cảm thấy chủ ý này khá hay, hắn nói: “Vậy chiều bọn ta đi làm ngay.”
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Xuyên Thành Nha Hoàn Của Nữ Chính Ta Nằm Yên Làm Giàu
Chương 176
Chương 176